Cá Koi bị lồi mắt là một trong những bệnh thường gặp ở cá Koi. Tuy chúng không quá nguy hiểm đến tính mạng cá nhưng mọi người cũng cần phải điều trị nhanh chóng kịp thời. Để từ đó tránh lây lan sang cả đàn và gây hại cho cá Koi. Vậy, cách chữa trị bệnh như thế nào để đạt hiệu quả nhất? Các bạn đừng bỏ qua chia sẻ của VIKOI dưới đây.
1. Cá Koi bị lồi mắt – Nguyên nhân do đâu?
Để biết cách điều trị hiện tượng lồi mắt ở cá Koi trước hết bạn cần phải nắm được những nguyên nhân gây nên bệnh. Các chuyên gia về cá Koi chia sẻ thì đây là căn bệnh do vi khuẩn Streptococcus tấn công cá Koi. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở bể nuôi cá Koi quá bnr hoặc bể không được trang bị hệ thống lọc hay bộ lọc không đạt tiêu chuẩn.
Lồi mắt ở cá Koi là căn bệnh xuất hiện quanh năm song phổ biến nhất đó là vào mùa nắng nóng khi mà điều kiện dòng nước chảy ít hoặc lượng oxy kém. Ngoài ra, cá bị bệnh là do sự lây lan từ cá bị bệnh sang những chú cá khỏe qua đường khác nhau như: bài tiết chất nhờn, phân hay dịch cá.
2. Dấu hiệu nhận biết cá Koi bị lồi mắt
Cá Koi nếu mắc phải bệnh lồi mắt thì rất dễ nhận biết. Bạn chỉ cần quan sát bằng mắt thường thấy mắt cá bị viêm và lồi ra. Phần xung quanh mắt có những vết lở loét. Không chỉ vậy, ở gốc vi xuất huyết còn có các đốm mủ ở phần dưới da cá. Khi cá ở tình trạng bệnh nặng thì chúng bơi lờ đời, mất phương hướng và dần dần sẽ bỏ ăn. Nếu để quá lâu thì cá có thể sẽ chết và lây nhiễm cho cả đàn. Vì vậy, cần phải điều trị sớm khi mới phát hiện ra bệnh.
3. Hướng dẫn cách điều bị cá Koi bị lồi mắt hiệu quả nhất.
Khi phát hiện tình trạng cá Koi bị lồi mắt sớm thì việc điều trị rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho cá tắm thuốc là được. Tuy nhiên, trước đó cần phải cách ly cá ra khỏi đàn và cho sang bể riêng để tránh lây nhiễm. Đồng thời giảm lượng thức ăn cho cá và tiến hành ngâm thuốc cho cá theo hai cách như sau:
3.1 Sử dụng xanh Metylen
Cách đầu tiên là bạn có thể sử dụng xanh Metylen khoảng 10 giọt cho vào thau nước 20 lít. Cùng với đó là cho 1 viên thuốc Tetra, lượng muối 1% và tiến hành cắm sủi để muối, thuốc hòa tan trong nước. Mọi người tiến hành ngâm cá từ 10 – 15 phút. Thực hiện tắm thuốc cho cá ngày một lần cho tới khi mắt cá hết sưng. Bạn lưu ý phù hợp vào số lượng cá bị bệnh mà điều chỉnh lượng nước cho phù hợp nhất.
3.2 Sử dụng kháng sinh
Cách thứ 2 để chữa cá Koi bị lồi mắt là bạn sử dụng kháng sinh. Một số loại kháng sinh có thể sử dụng như: Cefalexin, Norfloxacin, Erythromycin, Doxycycline…. Mỗi loại kháng sinh có cách dùng khác nhau vì vậy bạn nên lưu ý kỹ lưỡng trước khi dùng.
Thông thường lượng thuốc sử dụng khoảng từ 1,5 – 2,5g/ tạ cá/ ngày và sử dụng khoảng 2 -3 lần/ ngày. Mọi người nên sử dụng thuốc để điều trị cho cá liên tục từ 5 -7 ngày. Như vậy, cá Koi chắc chắn sẽ không còn bị lồi mắt. Nhưng khi sử dụng kháng sinh cần phải cẩn thận. Bởi, trong kháng sinh sẽ có một số thành phần độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm về nuôi cá Koi để dùng cho đúng cách không gây hại đến cá.
4. Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh lồi mắt ở cá Koi
Ngoài hướng dẫn điều trị cá Koi bị lồi mắt như nêu trên thì người nuôi cá cũng cần phải biết cách phòng tránh hiệu quả nhất. Để phòng tránh bệnh cho cá mọi người nên thực hiện các công việc sau:
- Luôn đảm bảo môi trường sống cho cá được tốt nhất.
- Không nuôi cá với s mật độ quá dày. Điều này khiến cho cá Koi dễ bị thiếu oxy.
- Nếu bạn mới mua cá Koi về thì tốt nhất nên tắm qua nước muối khoảng 15 phút trong nồng độ 2-3%.
- Kiểm tra sức khỏe của cá thật kỹ lưỡng để tránh cá bị bệnh và lây sang đàn.
- Trước khi cho cá hòa vào đàn cần phải tách chúng ra khu vực riêng.
Cá Koi bị lồ mắt không quá nguy hiểm nhưng người nuôi cá cũng cần phải tiến hành chữa trị ngay. Để từ đó, tránh lây lan cho đàn và khiến cho tình trạng của cá Koi thêm nặng hơn. Bạn cũng có thể tham khảo một số loại bệnh khác về cá Koi và cách điều trị tại trang web của VIKOI