Hàm lượng Oxy hòa tan ( Dissolved Oxygen – DO) trong hồ nuôi cá Koi là một trong những yếu tố quyết định sự sống, quá trình sinh trưởng, phát triển của cá Koi. Do đó bạn là người nuôi cá Koi cần căn cứ điều kiện cụ thể, có biện pháp tạo Oxy phù hợp và hiệu quả nhất cho hồ cá Koi của mình nhé.

 

Nguyên Nhân :

Trong quá trình nuôi cá rất nhiều nguyên nhân khiến cho hồ cá Koi của chúng ta thiếu Oxy, sau đây là một trong những nguyên nhân :

+ Áp  suất khí quyển giảm, những ngày thời tiết âm u, giao mùa, độ ẩm cao…

+ Nhiệt độ và độ mặn tăng cũng là nguyên nhân làm giảm luợng Oxy hòa tan vào nước.

+  Diện tích mặt thoáng hạn chế, không có gió lùa lưu thông làm giảm sự khuếch tán Oxy vào nước.

+ Không thay nước, chất thải lâu ngày không vệ sinh ngăn lọc, thức ăn dư thừa, mật độ cá trong hồ cao quá dày.

+ Thiết bị sục khí, Oxy quá tải…

Tác động :

– Cá Koi nuôi ở các giai đoạn khác nhau cần ngưỡng DO khác nhau.

– Hàm lượng DO > 5mg/l, cá Koi sinh trưởng và phát triển tốt, < hoặc = 3mg/l cá chậm phát triển, sức đề kháng sẽ yếu cá dễ nhiễm mầm bệnh.

– DO trong hồ nuôi cá Koi thấp sẽ tác động khí độc trong hồ, xuất hiện nhóm khí độc, làm giảm chất lượng nước của hồ cá.

– DO thấp sẽ ảnh hưởng đến nhóm vi sinh vật có lợi hiếu khí sẽ phát triển  kém, nhưng lại làm nhóm vi sinh vật gây bệnh phát triển hơn, tăng nguy cơ bùng phát bệnh cho hồ cá.

Dấu hiệu:

– Cá xuất hiện nổi lên mặt nước đớp không khí. Gọi là hiện tượng ” nổi đầu ” bỏ ăn.

– Tập trung ở thác nước hay thổi luồng, hay nổi đầu ở góc hồ. Cá thở gấp gáp.

– Cá thiếu Oxy nặng  sẽ mất phản xạ, nằm đáy và thở yếu, lúc này cá thiếu oxy trầm trọng.

 

ca-thieu-oxy-min
  Cá thiếu oxy bơi lên mặt nước để đớp không khí

Cách xử lý:

– Cần tăng lượng Oxy hòa tan cho hồ nhanh chóng.

– Thay nước từ từ với lượng từ 10 – 50 % dựa vào tình hình sức khỏe của cá.

– Sử dụng thiết bị thổi khí làm tăng Oxy một cách hiệu quả hơn.

– Trường hợp cá quá yếu do hàm lượng DO xuống quá thấp cần xử lý loại Oxy cấp cứu, Oxy già, Ozon,…  liều lượng theo khuyến cáo kỹ thuật có chuyên môn.

– Không cho cá ăn 3 -5 ngày sau đó. Cần điều chỉnh giảm lượng thức ăn khi cá bình thường.

– Sử dụng nhóm vi sinh  có lợi để làm môi trường nước hồ cá Koi luôn được an toàn và ổn định.

Quản lý :

– Thả cá dựa theo thể tích và công suất lọc hay thiết bị của hồ một cách hợp lý, tránh hiện tượng quá tải trong hồ.

– Thường xuyên kiểm tra nồng độ DO trong hồ cá.

– Vệ sinh ngăn lọc, thiết bị sủi khí, hệ thống cấp nước thường xuyên

– Cho cá ăn với chế độ cho ăn hợp lý, tránh gây lãng phí, làm xấu môi trường nước nuôi cá.

– Mùa thời tiết mưa ẩm, nên kiểm tra chú ý đến hồ cá, khi có xuất hiện dấu hiệu bất thường xử lý kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan