Biệt tài của loài cá: Mở mắt ngay cả khi … ngủ
Mặc dù luôn mở mắt nhưng sự thật là loài cá cũng cần những giấc ngủ như con người. Trong thời gian ngủ, não cá được nghỉ ngơi, vận động và phản xạ của chúng ít nhiều bị hạn chế. Như vậy, nếu hỏi “Cá có ngủ ko?” thì chắc chắn là có. Tuy nhiên, làm thế nào chúng có thể mở mắt khi ngủ?Cá có ngủ ko? Koi cũng như tất cả các loài cá khác đều có ngủ
Sở dĩ mắt cá có thể mở trong nước bất chấp bụi bẩn hay bùn đất cũng như mở ngay khi ngủ là bởi cấu tạo đặc biệt của chúng. Nghiên cứu cho thấy, mắt cá là nhóm tế bào chuyên biệt với nhiệm vụ và đặc điểm riêng biệt. Trong cùng là tế bào võng mô với các thành nhóm tế bào cảm giác là tế bào hình nón và tế bào hình que. Nếu như tế bào hình nón giúp cá cảm nhận màu sắc thì tế bào hình que giúp cảm nhận cường độ ánh sáng và tốc độ nhanh chậm của chuyển động. Thuỷ tinh thể bên trong mắt cá có hình cầu và trong suốt. Nó đóng vai trò như 1 thấu kính phản chiếu ảnh của vật. Tại phía ngoài cùng mắt cá là giác mạc. Đó là lớp phẳng trong suốt có nhiệm vụ bảo vệ thuỷ tinh thể cùng hệ thống tế bào võng mô. Võng mô, thuỷ tinh thể và giác mạc được “gắn kết” cố định bằng dịch thủy tinh thể. Ánh sáng xuyên qua thủy tinh thể để đến võng mô. Xung quanh kết cấu trên là hệ thống cơ treo, cơ kéo, mấu lưỡi liềm. Cá không có mi mắt, vì vậy chúng không thể nhắm mắt. Để tránh cho nước cũng như đất bụi chui vào mắt, lớp sụn màng cứng (với cá sụn) hoặc tổ chức sợi màng cứng (với cá xương) được hình thành. Ngoài ra, sát bên trong màng cứng là màng mạch với các mạch máu và tế bào sắc tố.