Nguyên nhân gây bệnh trùng mỏ neo ở cá koi
Trùng mỏ neo và cách chữa trị như thế nào, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh này trên cá koi nhé.
Trùng mỏ neo là một loại ký sinh trùng có tên là Lernaea, có kích thước khoảng 8-16mm và có hình dáng giống chiếc mỏ neo bám chặt và sâu vào cơ thể cá koi. Trùng mỏ neo ký sinh trên toàn bộ cơ thể cá koi như da, mang, đuôi, vây, vảy, mắt, miệng… Khi chưa trưởng thành, trùng mỏ neo thường ký sinh ở mang cá. Khi trưởng thành, trùng mỏ neo đực giao phối với con cái và sống tự do trong nước vài ngày rồi chết. Trong khi đó con cái sẽ tiếp tục ký sinh trên cá koi, đẻ trứng vào nước và ấu trùng con tiếp tục phát triển rồi lây bệnh cho cả đàn cá. Chúng hút máu và chất dinh dưỡng của cá khiến các bộ phận trên cơ thể cá bị tổn thương, sức khỏe yếu đi và có thể dẫn tới chết cá.
Triệu chứng bệnh
Khi trùng mỏ neo ký sinh trên cơ thể, cá koi sẽ có những biểu hiện sau:
- Ngứa ngáy khó chịu, hay cọ mình vào thành bể để gãi, thậm chí gây chảy máu, tổn thương, trầy xước da.
- Ăn kém, khả năng bắt thức ăn và bơi lội chậm chạp.
- Cơ thể gầy yếu, các vết thương tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh khác càng làm cho cá yếu ớt hơn.
- Một số trùng mỏ neo ký sinh ở miệng làm miệng cá sưng, không đóng kín, kém ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ, chậm chạp…
Trùng mỏ neo và cách chữa trị
Trùng mỏ neo và cách chữa trị hiệu quả. Có nhiều cách để trị trùng mỏ neo ở cá koi như bắt trùng ra khỏi cơ thể cá bằng nhíp, dùng thuốc đặc trị trùng mỏ neo, ngâm nước muối…Dưới đây là 1 số cách trị trùng mỏ neo các bạn có thể tham khảo áp dụng:
Gắp trùng mỏ neo ra khỏi cá
Cách chữa trị trùng mỏ neo bằng cách gắp và nuôi trong nước muối được đánh giá là an toàn nhất.
- Khi thấy cá nhiễm trùng mỏ neo, việc đầu tiên bạn cần làm là cách ly cá nhiễm bệnh ra nước riêng.
- Gây mê cá, dùng nhíp gắp tất cả trùng bám trên cơ thể cá. Trùng mỏ neo khá dễ quan sát bằng mắt thường nên có thể gắp ra dễ dàng. Tuyệt đối không được bỏ sót con trùng nào, phải gắp thật kỹ tất cả trùng bám ra.
- Hồi sức và nuôi dưỡng cá koi trong nước muối có nồng độ 0.3% (300g/100l) trong 1 tuần. Tăng nhiệt độ nước lên 32 độ C để nếu còn trứng của trùng mỏ neo thì không để chúng nở và chúng sẽ chết đi.
- Khử trùng hồ/bể cá, hệ thống lọc bằng nước muối nồng độ 0.3% trong 7 ngày để tiêu diệt trứng trùng mỏ neo (nếu còn).
Trùng mỏ neo và cách chữa trị bằng lá xoan
Chữa trùng mỏ neo cá koi bằng lá xoan được nhiều người chơi cá koi áp dụng và rút ra kinh nghiệm. Cách chữa như sau:
- Rửa sạch lá xoan tươi, cho vào túi lưới rồi ngâm vào hồ/bể nước với liều lượng 3kg lá/1m3 nước.
- Sau 3 ngày thay 30 – 50% nước trong hồ/bể, thay lá xoan mới. Liên tục áp dụng lặp đi lặp lại trong 14 ngày. Sau khoảng 3 – 4 ngày trùng mỏ neo sẽ chết nhưng có thể còn sót lại trứng của chúng, vì thế cần liên tục dùng lá xoan trong 14 ngày để trị sạch tận gốc cả trứng trùng mỏ neo.
Chữa trị trùng mỏ neo bằng thuốc Dimilin
Dimilin là thuốc đặc trị trùng mỏ neo, rận cho cá koi. Thuốc có thành phần thuốc trừ sâu nên bạn cần cân nhắc và cẩn thận khi sử dụng.
- Dùng 1g Dimilin/1m3 đánh liều 1 trong ngày đầu tiên. Để đó 1 ngày.
- Ngày thứ 3: thay 20% nước và đánh liều thứ 2 với liều lượng như liều 1.
- Để tới ngày thứ 7 thì thay 20% nước và đánh liều 3. Để đó 1 ngày
- Ngày thứ 9: thay 20% nước và đánh liều 4.
- Ba ngày sau liều 4 thay 20% nước, tiếp tục thay nước cho 3 ngày tiếp theo.
- Đến ngày thứ 15 thì cho cá ăn nhưng lượng ít.
Trùng mỏ neo đẻ trứng trong nước và nở ra gây bệnh cho đàn cá nên cần theo dõi đánh 4 liều thuốc trong 14 ngày để tiêu diệt tận gốc cả trùng mỏ neo và trứng.
Các biện pháp phòng bệnh
Để phòng bệnh trùng mỏ neo ở cá koi, bạn nên thường xuyên tắm cho cá bằng muối ăn với nồng độ 2 – 3% trong khoảng 15 – 20 phút. Ngoài ra bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng bệnh cho cá koi:
- Hòa tan Chlorine với nước với liều lượng 1g/1m3 rồi phun đều xuống hồ, phun liên tục trong 2 ngày để diệt mầm bệnh.
- Khi mua cá koi bạn nên chọn địa chỉ uy tín, cung cấp cá koi khỏe mạnh, chất lượng tốt vì khi này cá có hệ miễn dịch cao hơn, ít mắc bệnh trùng mỏ neo.
- Chuẩn bị hồ/bể cá chất lượng tốt để đảm bảo môi trường sống cho cá koi: độ sâu 0.4 – 1m tùy diện tích. Xả nước vào hồ 3 – 4 lần để rửa sạch, dùng 100g WUNMID/200m3 nước để sát trùng 1 ngày trước khi thả cá.
- Sử dụng men vi sinh để tăng đề kháng cho cá
- Thay nước thường xuyên, hệ thống lọc, máy bơm hiện đại đảm bảo cá luôn có nước sạch và đủ oxy để sống khỏe.
Giống như các bệnh truyền nhiễm khác ở cá koi, trùng mỏ neo là bệnh nguy hiểm có thể gây chết cá. Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ nơi mua cá, cách thiết kế hồ cá, cách chăm sóc và chữa trị bệnh để đàn cá koi luôn khỏe mạnh và sinh trưởng tốt. Hy vọng những thông tin về trùng mỏ neo và cách chữa trị trên bài viết hữu ích dành cho bạn. Theo dõi chúng tôi để cập nhật tin tức, kiến thức và các dịch vụ hiện có ở VIKOI nhé.