Giải pháp tối ưu cho đam mê của bạn

Đam mê là ngọn lửa bên trong bạn, và chúng tôi là người giúp định hình nó thành sự thành công thực sự. Với kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp, chúng tôi giúp bạn đi xa hơn trong hành trình của mình.

Khám phá thế giới tươi đẹp của cá koi thông qua trang web của chúng tôi

Chúng tôi cam kết đem đến những sản phẩm và dịch vụ đỉnh cao để bạn có một hồ cá koi hoàn hảo.

CÂU HỎI VỀ CÁ KOI

Cá chép Koi (tiếng Nhật: 鯉 (こい), phiên âm Hán Việt: Lý chuyển tự La Tinh: koi, có nghĩa là “cá chép”) là một loại cá chép (Cyprinus carpio) thông thường đã thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh, được nuôi phổ biến tại Nhật Bản. Chúng có quan hệ họ hàng gần với cá vàng và, trên thực tế, kiểu cách nhân giống và nuôi cảnh là khá giống với cách nuôi cá vàng, có lẽ là do các cố gắng của những người nhân giống Nhật Bản trong việc ganh đua với cá vàng. Cá chép Koi và các hình xăm trên cá được người Nhật coi là điềm may mắn.

Trên thực tế, việc nuôi cá koi không quá khó vì loại cá này cũng giống như nhiều loài cá chép khác, rất dễ nuôi và mau lớn. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải đặc biệt chú ý đến một số kỹ thuật nuối cá koi cũng như cách chăm sóc, kinh nghiệm nuôi cá Koi thật tốt.

Đầu thế kỷ 20, năm 1914, để tôn vinh hoàng tử Hirohito, Nhật Bản đã cho triển lãm giống cá chép Koi đầu tiên tại Tokyo và đảo Niigata chính thức được mang tên Niigata Koi. Từ đây, cá chép Nhật với 2 màu chủ đạo “đỏ và trắng” được tôn vinh và mua bán rộng rãi.

Để nghiên cứu thêm về cách lai tạo màu, sinh sản, nhân giống và nuôi dưỡng v.v. từ năm 1950, Nhật Bản đã cử các chuyên gia đến học hỏi tại Trung tâm Khoa học Kỹ thuật thuộc khoa Sinh vật trường Đại học Chicago và khoa Hóa lý thuộc Viện nghiên cứu Illinois, Hoa Kỳ.

Cá chép do người Nhật lai tạo đẹp về màu sắc và đắt giá. Do vậy, mỗi khi nhắc đến loài cá chép được lai tạo có nhiều màu sắc đẹp, người ta liên tưởng ngay đến người Nhật và thường được dùng chung một tên gọi là “cá chép Nhật”. Thực ra, cá chép do Nhật Bản lai tạo có tên gọi là Nishikigoi, dịch ra tiếng Việt là cá chép nhiều màu sắc, đến thế kỷ 19 thì có thêm tên gọi KOI. Từ Koi theo tiếng Nhật là cá chép, từ đồng âm khác nghĩa là tình yêu, yêu mến. Hiện nay, trên eBay đang bán một loại cá chép Koi màu trắng sữa đuôi dài, được ghi rõ xuất xứ Việt Nam.

Do cá Koi của Nhật thuộc loại xuất sắc, đắt giá và nổi tiếng, nên người Nhật đã tự đặt ra những quy cách về gam màu, tên gọi để phân biệt từng chủng loại.

Người Nhật tin rằng những mảng màu trên mình cá chép Koi là những hình xâm luôn luôn mang lại sự may mắn. Tiêu chuẩn về màu được người Nhật đặt tên như sau:

Trắng pha Đỏ = Kohaku.
Trắng pha Đỏ+Đen = Showa Sanke.
Trắng pha Đen = Utsurimono.
Đen pha Trắng = Shiro Bekko.
Vàng pha Đen = Ki Utsuri.
Bạch kim hoặc Vàng kim = Kinginrin.
Xám bạc = Asagi
Trắng, trên đỉnh đầu có một vòng tròn Đỏ = Tancho.
và những giống khác như: Sanke, Ogon, Shusui, Matsuba, Chagoi, Soragoi, Karasu (crow), Taisho Sanke, Koromo, Kawarimono.

Hiện nay, không riêng gì Nhật Bản mà các nước châu Âu, châu Á cũng biết cách lai tạo giống Koi, nhưng các mảng màu và màu sắc thì khó sánh được với Koi của Nhật.

Trước đây, cá chép Koi được xác nhận là chiều dài có thể tới 2 m (6 ft) và chúng có thể sống tới 230 năm, rồi suy giảm dần xuống theo các thế hệ. Người ta cho rằng, phần lớn cá Koi hiện nay, có thể dài tới 1 m (3 ft) và tuổi thọ từ 40 đến 60 năm tuổi. Nếu cá Koi được nuôi ở ao thì đến năm thứ 8 có thể chiều dài tối đa của cá đạt đến 1 mét. Hình dưới đây là kích thước tính bằng cm theo tháng tuổi của cá.

Trước hết, phải xác định là nuôi cá ở hồ kiếng hay hồ xi măng. Nếu là hồ kiếng thì nên chọn giống cá Butterfly Koi (chép đuôi dài) vì chúng đẹp ở dáng thướt tha. Chọn cá nhỏ hoặc lớn đều được, khoảng từ 5 cm đến 40 cm tùy từng hồ, vì nuôi hồ kiếng cá bột lớn rất nhanh, nhưng khi phát triển đến 20 cm thì khựng lại và chậm lớn… Nếu nuôi hồ xi măng (hồ ít nhất là 6 m3) nên có hòn non bộ, một vài cây sen và súng vừa trang trí cho đẹp vừa tạo bóng mát cho cá cũng nên có vòi phun hoặc thác nước cho hòn non bộ, chủ yếu là để tạo ôxy cho cá. Để nuôi hồ xi măng nên chọn cá đã phát triển từ 20 cm trở lên, vì hồ xi măng sẽ có rất nhiều vi sinh vật vừa có lợi vừa có hại cho cá, cá nhỏ sẽ khó chống chọi lại được, cũng như sự phát triển của cá ở hồ xi măng sẽ đạt tối đa. Theo kinh nghiệm, cá bột tỉ lệ sống là 50 %, trong khi cá trên 20 cm tỉ lệ sống từ 90 đến 99 %. Vì cá nuôi trong hồ xi măng, cho nên cần chọn loại cá Standard Koi (giống cá đuôi ngắn) vì sức khỏe và đề kháng gần gấp đôi loại Butterfly. Do chỉ nhìn từ phía trên, nên màu cá là quan trọng nhất. Nên chọn cá có những mảng màu lớn và cân đối đều 2 bên, luôn có màu chủ đạo là trắng và đỏ.

Một điểm đáng chú ý nữa và cũng rất quan trọng khi chọn cá Koi là hình dáng của chúng. Nên xem xét kỹ, dáng bơi phải thẳng và uyển chuyển, không có dị tật như: phần cuối thân bị cong lên, hở mang, râu không đều (do bị cụt, mọc lại không được như cũ) và dị tật xấu nhất của cá chép là “méo miệng”. Tỷ lệ méo miệng khoảng 5 %.

Cá Koi là loại ăn tạp, thành phần nguyên liệu cần phải có trong các loại thức ăn như sau :

1. Đảm bảo được thành phần chất đạm có số lượng % từ 32-38% .Đây là điều bắt buột !Thành phần chủ yếu phải là chất đạm, và thức ăn của Koi luôn phải bắt buộc có thành phần protein (chất đạm) như đã nêu . Cá Koi của bạn có đạt được kích thước, phát triển đúng theo những gi ` mà các bạn đã bỏ tiền ra mua (mua cái dòng máu di tryền mà trong đó có phần kích thước) nằm ở đây .

2. Trong thành phần nhiên liệu bắt buộc phải có thành phần thịt cá (fish meal) .

3. Tinh bột (wheat) .

4. Thành phần chất đạm đến từ các thực vật (plant proteins) .

5. Các thành phần amino acids cần thiết .

6. Các chất khoáng trong vi lượng .

7. Vitamin C trong dạng đã được ổn định, (vì Vitamin C thông thường rất dể bị phân hoá và không bền ) .

Tôi vừa liệt kê những thành phần chủ yếu cần bắt buộc phải có trong các loại thức ăn của Koi . Ngoài các thành phần vừa liệt kê, tuỳ theo mục đích của từng mùa, từng tuổi, và mục đích của người chơi Koi, mà sẽ có thêm những thành phần khác được cho vào . Nhưng chủ yếu một loại thức ăn của Koi, thuộc loại tốt cần phải có những thành phần căn bản như vừa đề cập
Những thương hiệu uy tín, bên ngoài trên bao đều phải có ngày hết hạn . Khi chọn mua, các bạn cần lưu tâm đến đến vấn đề này, và xin đừng bao giơ mua những thương hiệu không có ghi rõ ràng ngày hết hạn !

Có một điều khá thú vị mà các bạn đã biết là Koi thích ăn đủ thứ, cái chi thảy vào ao, hể vừa miệng là Koi chơi liên, nhưng xin hảy cẩn thận, vì cái cảm giác được cho bạn bè thấy Koi của mình rất dể nuôi, dể bảo sẽ làm các bạn cầm lòng không đậu mà cho lung tung vào ao hồ của Koi để biểu diển, những xin đừng . Các loại thức ăn dậm mà các bạn có thể cho Koi ăn thêm với tính cách bổ sung mà sẽ giúp ích cho Koi về lâu dài là : cà rốt, dưa hấu, cam hoặc bưởi sắc nhỏ ra, rau xa lách, cà chua, tôm và trùng đất/trùn quế .

Cho ăn bao nhiêu thi đủ

Thông thường, chúng ta sẽ cho Koi ăn từ 1-5% trọng lượng của Koi tuỳ theo kích thươc, nhiệt độ của nước, và dĩ nhiên là tuỳ theo mùa (cho những nơi có 4 mùa rõ rệt như tại Hanoi và các tỉnh thành ở phần phía bắc của quê nhà ) . Trong thú choi koi này sẽ có 2 loại người chơi Koi:

Loại rất bình dân và lười mà đa số chúng ta sẽ ngã vào , trong đó có moneyless … Sau khi tham khảo và đọc bài viết này, cách hay nhất và thiết thực nhất là cho Koi ăn những loại thức ăn bạn đã chọn sẳn kỷ càng cho chúng trong vòng 5-10 phút cho mổi lần ăn, ngày 3X là đủ . Đây là phương cách giản dị, đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả .

Tuy nhiên như đã thưa trước, trong giới chơi Koi lại sẽ có các bạn chơi Koi sẽ muốn tính toán từng ly, từng ti’ ….cho đến từng hạt thức ăn , và chúng ta cần phải cám ơn họ, vì đây là những người đem thú chơi lên đến một cảnh giới mới . Nếu trong khuôn khổ của bài viết này, moneyless không đề cập đến cách thức tính toán của những người chơi thuộc hàng “siêu việt” này thì quả là một thiếu xót . Các bạn biết các bạn là ai ngay sau khi đọc cách tính toán ra từng hạt thức ăn sẽ biến đổi ra thành bao nhiêu trọng lượng trên những con cá Koi của các bạn nhé

Cá nhân chúng tôi, khi tính toán tôi thường lấy con số trung bình trong khoảng đả nêu, vì con số đó luôn là con số mà đa số mọi người sẽ dùng, vì thế khi đã đề cập tỷ lệ % cho ăn hằng ngày là từ 1-5% trọng lượng của cá, thì moneyless sẽ lấy số % trung bình là 3% các bạn nhé ! Khi chơi Koi thì chẳng ai chỉ nuôi duy nhất 1 con Koi như chơi cá rồng, mà họ sẽ nuôi một ao Koi, nên só lượng tính thường là phải tính theo đàn các bạn nhỉ .

Để đơn giản, moneyless xin chọn số cá Koi trong ao là 10 con cá Koi với kích thước tương đồng trong khoảng từ 30- 35cm . Những con cá Koi trong khoảng kích thước này sẽ có trọng lượng khoảng ½ kg . Alright, tôi vừa tạo cho các bạn một hồ cá Koi cấp kỳ , bây giờ thì chúng ta làm vài bài tính đơn giản, để biết khá chính xác rằng sau một mùa cho ăn, bầy cá Koi này sẽ tăng trưởng được bao nhiêu trọng lượng các bạn nhé . Điều này quan trọng, vì nếu chiếu theo cách tính toán bên dưới, các bạn chơi Koi tại quê nhà, có thể tính khá chính xác được trong lượng của cá mà không cần phải cân đo cho mệt, mà tuỳ theo đó mà gia giảm theo mùa cho thích hợp với hoàn cảnh của mổi người và khí hậu từng vùng nhé !

Vì khí hậu của VN ta là khí hậu vùng nhiệt đới, tôi sẽ chọn màu cho ăn là mùa hè nhé . Vả lại mùa hè là mùa cho ăn quan trọng đối với cá Koi . Trong phần sau kế tiếp của bài viết này, các bạn sẽ thấy rằng chúng ta cho ăn, tuỳ theo nhiệt độ của nước, nhưng tạm thời bây giờ tôi chọn nhiệt độ của mùa hè, thích hợp cho tất cả mọi người chơi Koi tại quê nhà .
Nhiệt độ của nước trong mùa hè tại VN , chắc sẽ trong tầm 25-30 độ C các bạn nhỉ .

Chúng ta sẽ tính như sau :

10 con Koi với trọng lượng 0,5kg X 3% trong lượng của Koi = (0,5kgx 10)x(0,03) =0.15kg =150g thức ăn mổi ngày cho 10 con Koi trong ao .

Tuỳ theo loại thức ăn các bạn cho ăn (thức ăn để thúc cá tăng cân, hay loại thức ăn được dùng để giữ để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng nhưng không tăng cân của cá quá nhiều), nhưng trung bình thì cứ mổi

0,9kg-1,4kg thức ăn được cho ăn, cá Koi của bạn sẽ gia tăng ~ 0,5kg .
Vì thế , nếu chúng ta cho Koi ăn với liều lượng như thế trong 3 tháng hè (90 ngày)

(90 ngày)(0,15kg/ngày) =13.5kg .
Cứ mổi 0,9kg-1,4kg (trung bình =1.15kg), Koi sẽ tăng ~ 0,5kg .

Từ đó chúng ta có thể tình ra được trọng lượng của mổi con Koi trong ao sau 3 tháng hè được cho ăn với số luọng thức ăn như đã nêu như sau :

(13.5kg)/(1.15kg/0,5kg)=5.869 kg tổng trọng lượng cho 10 con Koi trong ao

Mổi con cá Koi của bạn sẽ gia tăng trong lượng : 5.869kg]/(10 con Koi trong ao)=0,5869kg ~ 0,6kg

Xem thêm: Thức ăn cho cá Koi

Cá koi sinh sản bằng cách thụ tinh rộng rãi. Trong tự nhiên, chúng tụ tập ở vùng nước nông có cỏ dại và một con cái đẻ một số lượng lớn trứng và một hoặc nhiều con đực thụ tinh cho chúng.

Xem thêm: Cá Koi sinh sản như thế nào và kỹ thuật nuôi cá Koi sinh sản

CÂU HỎI VỀ HỒ CÁ KOI

– Độ sâu của hồ cá Koi dao động từ 0.6m-2m
– Độ sâu lý tưởng của hồ cá Koi từ 0.8-1.2m
– Trong hồ cá Koi nên thiết kế với 2 mực nước sâu khác nhau với lý do như sau: khu vực nước nông dễ ngắm cá và chăm sóc cá, khu vực nước sâu ổn định về nhiệt độ theo mùa: mùa đông ấm, mùa hè mát. Nhiều nhà có trẻ con nên thiết kế hồ cá Koi nông ở gần thành tránh trường hợp trẻ em chơi gần hồ nguy hiểm.Cùng với đó nên xây hồ cá cao hơn mặt nước từ 20-40 cm.

– Thể tích hồ cá Koi phụ thuộc vào số lượng cá Koi theo tiểu chuẩn thì:
+ Thể tích tối thiểu với 1 con cá Koi là 1000l nước
+ Thể tích hồ lý tưởng với 1 con cá Koi khoảng 2000-3000l nước
Điều này đảm bảo rằng cá cỏ đủ không gian để di chuyển và phát triển một cách thoải mái
– Với hệ lọc tốt có thể nuôi số lượng nhiều hơn với thể tích tối thiểu như đảm bảo oxy hòa tan, ph ổn định, hệ lọc tối ưu -Kích thước hồ Koi cũng phải phụ thuộc vào diện tích không gian sân vườn, trong nhà hoặc vị trí đặt hồ

– Một câu hỏi thường gặp khi xây hồ Koi là vật liệu lòng hồ nên chọn xi măng hay trải bạt cao su? Bạn nên thiết kế hồ bằng xi măng để đảm bảo an toàn và cá Koi sẽ được sinh trưởng và phát trưởng tốt nhất. Nhưng nếu bạn không nuôi cá koi lâu dài và tài chính eo hẹp thì nên sử dụng bạt cao su lót lòng hồ thì sẽ tiết kiệm được chi phí hơn:
+ Xây hồ trải bạt cao su: tiết kiệm chi phí, thi công đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên trải bạt cao su lòng hồ thì nên thêm một lớp vữa mỏng lên lớp đât rồi mới trải để ngăn rễ cây hoặc các động vật khác dưới lòng đất làm hỏng lòng hồ.
+ Xây hồ xi măng: hồ làm bằng xi măng được nhiều người lựa chọn hơn vì độ bền cao, tính thẩm mỹ cao và an toàn cho cá Koi hơn.Lòng hồ thì nên sơn màu sẫm để làm nổi bật màu sắc tuyệt đẹp của những chú Koi, tính thẩm mỹ cao hơn và giúp bạn chiêm ngưỡng được hết những vẻ đẹp của cá Koi.
+ Bên cạnh đó còn có thể xây dựng bể cá Koi bằng các vật liệu sau: 
– Kính cường lực
– Composite

-Tầm quan trọng của lọc nước cho hồ cá Koi:Một mặt nước thông thường chỉ cần đặt ngoài không khí một vài ngày đã xảy ra hiện tượng lắng cặn, vẩn đục, đổi màu hoặc thậm chí còn có cả rêu mốc. Chưa kể đến việc nếu thả nuôi các sinh vật thủy sinh thì sẽ còn có rất nhiều chất thải, nước sẽ nhanh bị vẩn đục bởi quá trình sinh trưởng của các sinh vật đó. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn nước luôn trong sạch là điều rất quan trọng. Đặc biệt với những chú cá koi, đây là loài cá có giá trị cao và cần được chăm sóc rất cẩn thận.
-Hệ thống lọc nước cho hồ cá koi sẽ mang đến những lợi ích:
+Làm sạch nguồn nước, tạo môi trường sống thuận lợi cho cá sinh trưởng và phát triển
+Giữ hồ nước luôn trong sạch để đảm bảo tính thẩm mỹ chung và dễ dàng trong việc ngắm nhìn những chú cá bơi lội
+ Loại bỏ rác, bụi bẩn, chất độc ở trên bề mặt nước
+ Hút các cặn bẩn, thức ăn dư thừa lắng đọng ở đáy hồ
+Tiết kiệm thời gian vệ sinh và chi phí khi cải tạo hồ cá
+Và còn nhiều lợi ích khác….
*Hệ thống lọc hồ cá Koi tiêu chuẩn gồm những thiết bị:
-Bộ phận hút: Đây là bộ phận giúp làm sạch nước ở khu vực bề mặt và ở đáy hồ. Chúng gồm 2 bộ phận nhỏ là hút đáy và hút mặt.
+Hút đáy: được đặt ở điểm sâu nhất của hồ chính và nối thông với một bể chứa (ngăn lắng). Cần nghiên cứu kĩ diện tích hồ, điểm đặt và kích thước hút đáy để hiệu quả đạt tối đa. Ví dụ: Hút đáy 8 cm sẽ làm sạch đáy trong phạn vi bán kính 1,2m và dung tích hồ 550 lít. Còn hút đáy 10 cm có thể làm sạch đáy trong phạn vi bán kính 1,8m và dung tích hồ 950 lít.
+Hút mặt: có nhiệm vụ hút nước trên bề mặt của hồ cá. Bộ phận này giúp thu thập các vật thể nhẹ trôi nổi trên bề mặt như: lá khô, cỏ, phấn hoa… Ngoài ra, hút mặt còn làm sạch được các váng nổi, làm tăng khả năng trao đổi oxy trên bề mặt và phân tán vào nguồn nước.
Đây cũng là một bộ phận hỗ trợ chống tràn. Vị trí miệng hút sẽ là mực nước hồ có thể dâng lên cao nhất. Đây cũng sẽ là mực nước tính toán chuẩn của hồ cá. Cần tính toán thiết kế mực nước cẩn thận để đặt hút mặt đạt hiệu quả chống tràn tối đa
-Bộ phận đẩy: Là một hệ thống đẩy nước để tạo dòng. Các dòng nước được tạo bởi hệ thống này có các công dụng:
+Tạo môi trường có nồng độ oxy ổn định giúp cá koi dễ thở hơn
+Đẩy đáy: đẩy các cặn bẩn, chất thải về hút đáy. Hỗ trợ tăng hiệu quả của hút đáy.
+Đẩy mặt: đẩy các cặn nổi về vị trí đặt hút mặt.
+Hòa tan các chất dinh dưỡng khác vào trong nước hoặc thuốc chữa bệnh cho cá (tùy trường hợp)
+Tạo thói quen di chuyển và điểm đậu của cá để có thể dễ dàng ngắm nhìn đàn cá tại một số vị trí.
+Đẩy nước lên thác nước tạo dòng chảy từ trên xuống (nếu có)
-Bộ phận lọc: Đây là bộ phận quan trọng nhất giúp làm sạch hoàn toàn tạp chất và loại bỏ các chất bẩn. Cá koi là một loài cá ưa sạch sẽ và đòi hỏi môi trường sống có chất lượng cao. Do đó lọc nước phải đúng cách. Bộ phận lọc có thể phân chia thành 3 kiểu cơ bản:
+Lọc cơ học (lọc thô): sử dụng các loại vật liệu lọc cơ bản như: bông, chổi lọc, bùi nhùi… để làm sạch nguồn nước. Các này sẽ làm trong nước về mặt thị giác và không làm thay đổi về tính chất hóa học. Nước được dẫn vào bộ lọc, cặn bẩn được giữ lại ở các vật liệu và nước trong chảy quay lại hồ. Cách làm này rất đơn giản và tiện lợi.
+Lọc hóa học: sử dụng cách này để loại lọc và loại bỏ mùi, màu và hợp chất hóa học có trong nước. Các vật liệu được sử dụng phổ biến là: matrix, than hoạt tính, cát mangan, cát thạch anh… Nước sau khi được sử lý sơ bộ sẽ đi qua bộ phận lọc hóa học để loại bỏ thêm các kim loại nặng, các chất độc mà hệ thống lọc thô không xử lý được.
+Lọc sinh học: là cách nuôi dưỡng và sản sinh ra các vi khuẩn có lợi để giảm các độc tố có trong nước. Cách này được sử dụng lâu đời bằng cách trồng các loại cây thủy sinh như sen, súng… Đây là cách tự nhiên sử dụng cho những hồ cá lớn, vừa che nắng, cung cấp oxy và tạo hệ sinh thái đẹp mắt. Ngoài ra có thể sử dụng các loại vật liệu hiện đại mới như: sứ lọc, bóng nhựa, hạt Kaldnes…
-Bộ phận xả: Bao gồm xả cặn ngăn lắng và xả nước cạn hồ nước.
+Xả cặn: nước qua hút đáy được chảy vào một bể chứa (ngăn lắng). Tại đây các chất thải thô và cặn bẩn sẽ được lắng xuống, nước sẽ được lọc sơ bộ và chuyển sang ngăn tiếp theo. Khi các chất thải ở ngăn lắng đã đầy thì cần qua một ống xả để đẩy hết các cặn ra ngoài.
+Xả cạn hồ nước: là bộ phần hút hoàn bộ nước trong hồ ra ngoài để định kỳ vệ sinh tổng thể hồ cá hoặc sửa chữa các hư hại liên quan đến kết cấu.
-Thiết bị hỗ trợ khác: Ngoài các bộ phận chính kể trên, một hệ thống lọc hồ cá koi hoàn chỉnh còn cần một số thiết bị hỗ trợ sau:
+Máy bơm: là thiết bị không thể thiếu trong mọi hệ thống lọc. Dựa vào các kích thước và thể tích của hồ chính mà chọn loại máy bơm có công suất phù hợp. +Máy tạo oxy: là máy sủi tạo thêm oxy vào trong hồ nước. Đặc biệt là các hồ cá nhỏ rất dễ rất đến tình trạng thiếu oxy trong hồ dẫn đến cá phải thường xuyên ngoi lên bề mặt để hô hấp. Tạo thêm oxy vào trong nước sẽ hạn chế được tình trạng cá bị ngạt nước.
+Đèn chiếu sáng: là các hệ thống đèn trang trí, tạo điểm nhấn và tăng tính thẩm mỹ cho hồ cá vào ban đêm. Thông thường là các dạng đèn led âm nước và có chỉ số bảo vệ IP68.
+Đèn UV: là đèn có cấu tạo tương tự đèn huỳnh quang và phát ra ánh sáng tia cực tím với mục đích diệt khuẩn, mầm tảo, mầm rêu. Điều này rất cần thiết để hạn chế các loại bệnh ở cá koi.

*Lọc hồ cá koi có nhiệm vụ chính làm sạch nước trong hồ nuôi cá koi. Việc này đảm bảo trạng thái nước không có cặn bẩn, vẩn đục, hạn chế tối đa rêu phát triển và không có mùi sau thời gian dài sử dụng. Vậy hệ thống này vận hành như thế nào? Thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn:
-Giai đoạn 1: Hút nước và lọc thô +Nước trên mặt hồ và các loại cặn bẩn ở đáy sẽ được hút qua 2 bộ phận là hút mặt và hút đáy; qua đường ống và chuyển tới ngăn lắng. Một phần rác, các chất thải trên bề mặt cũng đã được giữ lại ở bộ phận chắn rác ở hút mặt. Ngăn lắng sẽ có nhiệm vụ chủ yếu là lắng lọc lại cặn bẩn và chất thải của cá ở khu vực đáy hồ.
+Tại ngăn này, nước sẽ đi qua hệ thống lọc thô gồm chổi lọc, bùi nhùi… Một phần chất thải được giữ lại bởi vật liệu lọc và một phần sẽ lắng xuống đáy của bể chứa. Chất thải ở đáy ngăn lọc thô sẽ được đưa ra ngoài bởi bộ phận xả đáy. Nước được lọc sơ bộ sẽ tiếp tục chuyển sang giai đoạn 2.
-Giai đoạn 2: Lọc tinh +Qua quá trình lọc thô thì các tạp chất lớn, cặn bẩn cơ bản đã được giữ lại. Tuy nhiên các thành phần như: nhớt cá, chất thải của cá hòa tan trong nước, một số chất độc… sẽ không thể bị loại bỏ. Ở giai đoạn này sẽ có các vật liệu lọc tinh như: gốm lọc (sứ lọc), hoặc nham thạch.
+Quá trình hoạt động ở ngăn này là sử dụng vi sinh vật có lợi phân hủy các chất hữu cơ có kích thước nhỏ còn sót lại trong quá trình lọc thô. Kết thúc giai đoạn, về cơ bản nước đã được làm sạch khoảng 70-80%
-Giai đoạn 3: Kết thúc quấ trình lọc, đẩy nước sạch về hồ +Trước khi nước sạch hoàn toàn được đẩy trở lại hồ chính thì sẽ được đi qua buồng chưa than hoạt tính để loại bỏ các chất độc còn sót lại. Cuối cùng, máy bơm sẽ có nhiệm vụ hút nước sạch từ bể lọc và đẩy về hồ chính theo 4 hướng:
+Đẩy tạo dòng dưới đáy để luân chuyển và đẩy các chất cặn ở những góc xa về gần vị trí của hút đáy.
+Đẩy trên bề mặt tạo các dòng nước đưa rác và chất thải nhẹ nổi trên bề mặt về vị trí của hút mặt.
+Thổi luồng tạo vị hướng bơi và điểm đậu cho cá koi. Nếu bạn muốn định hướng bơi của đàn cá và tạo ra những điểm đậu cá để ngắm nhìn chúng dễ dàng hơn thì hãy điều chỉnh tạo dòng hợp lý
+Đẩy lên thác nước (nếu có). Một số hồ cá koi được các gia chủ kết hợp thi công hòn non bộ với thác nước ở trên. Tiếng nước chảy róc rách nghe cũng thật vui tai. Và việc nước chảy từ trên thác xuống sẽ đẩy thêm được oxy vào trong nước. Điều này rất có lợi để cá koi có thể hô hấp dễ dàng.

a.Chổi lọc hồ cá Koi: Là một loại vật liệu cơ bản và khá phổ biến. Chổi lọc được sản xuất từ 100% từ sợi cước chất lượng cao. Nó được bố trí duy nhất tại ngăn lắng và dùng làm vật liệu lọc thô lưu lại các chất thải kết tủa không hòa tan trong nước. Hiệu quả của vật liệu này khá tốt mà giá thành lại rất rẻ.
b. Bùi nhùi (J-mart): Bùi nhùi lọc nước hay gọi tắt là J-mart là vật liệu phổ biến nhất và xuất hiện ở mọi hệ thống lọc nước nói chung. Công đoạn, vị trí nào cũng có thể sử dụng đến bùi nhùi. Ưu điểm của J-mart là:
– Hiệu quả lọc nước tốt, không bị hao mòn theo thời gian
– Vật liệu nhẹ, dễ dàng di chuyển và sắp xếp
– Có thể lọc loại bỏ một số chất độc và một số kim loại có tong nước
– Phân giải mùn bã hữu cơ
– Bổ sung một số khoáng chất và vi lượng cho cá koi
c.Sứ lọc lỗ: Vật liệu lọc hồ cá này được rất nhiều người chơi các cảnh nói chung và cá koi nói riêng chọn mua. Bởi sứ lọc lỗ có sự nhỏ gọn nhưng khả năng lọc và duy trì chất lượng nước của nó thực sự là tuyệt vời. Loại vật liệu này thích hợp từ những bể cá nhỏ đến hệ thống lọc cho những hồ cá koi cỡ lớn.
-Lợi ích từ sứ lọc lỗ mang lại là:
+Làm sạch nước và tăng cường khả năng trao đổi chất của cá
+Loại bỏ độc tố và kim loại nhẹ có trong nước
+Bổ sung khoáng chất cho cá
+Loại bỏ, ngăn sự phát triển của rêu, tảo và một số loại vi khuẩn gây hại. -Sứ lọc lỗ thường được bố trí tại ngăn thứ 2 hoặc thứ 3 của hệ thống lọc hồ cá koi với nhiệm vụ là lọc tinh.
d. Hạt Kaldnes: Là một trong những vật liệu lọc hồ cá chuyên dụng. Hạt Kaldnes được sản xuất thành nhiều kích cỡ khác nhau, thiết kế thành dạng bánh răng có rãnh. Công dụng và ưu điểm: -Diện tích tiếp xúc lớn, khả năng di chuyển tốt trong nước, hiệu suất lọc cao -Kaldnes là vật liệu lọc dạng, di chuyển liên tục nên có thể tự động đào thải cặn bã, chất bẩn khi được đảo liên tục -Tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có lợi phát triển -Độ bền cao, dễ vệ sinh, không cần bảo trì -Tiết kiệm không gian cho ngăn lọc
e. Vụn san hô: Thành phần chính của vật liệu này là CaCO3. Chính vì vậy nó có thể làm tăng và điều chỉnh độ pH cho nước. Nếu nuôi những loại cá biển thì bố trí vụn san hô là rất thích hợp bởi chúng thích nghi tốt với môi trường có pH cao. -Vị trí và chức năng:
+Đặt ở ngăn thứ 2 ngay sau ngăn lắng và lọc thô
+Nhiệm vụ là loại bỏ, phân hủy các chất hữu cơ mà lọc thô không xử lý được.
+Thích hợp làm vật liệu lọc bể cá thủy sinh, hồ cá koi
f. Đá nham thạch: Đá nham thạch được đánh giá là vật liệu lọc hồ cá Koi khá tốt nhờ cấu tạo có lỗ nhỏ liti, hấp thụ mạnh, tạo nơi trú ngụ cho vi khuẩn. Ngoài ra đá nham thạch còn phân hủy các chất hữu cơ rất tốt. Công dụng và ưu điểm: +Có khả năng lọc sạch nước cao gấp 10 lần các loại lọc thông thường +Tạo chỗ trú ngụ cho vi khuẩn, hạn chế vi khuẩn nấm, vi sinh vật có hại gây bệnh cho cá Koi phát triển trong nước +Giảm các chất độc hại, kim loại nặng và các chất phóng xạ trong nước +Ổn định nồng độ pH +Tạo môi trường phát triển cho cây thủy sinh trong hồ cá, tăng thêm oxy cho cá Koi
g. Thanh sứ hoa mai: Là vật liệu lọc nước có độ xốp cao và khả năng thẩm thấu tốt. Thanh sứ hoa mai được gia công theo công nghệ sinh học và có tác dụng giảm thiểu mùi tanh của nước, các vấn đề về rêu và tảo. Đồng thời, vi khuẩn có hại cũng sẽ được kiểm soát. -Đây là một loại vật liệu lọc hồ cá rất tốt và quan trọng trong hệ thống lọc nước. Thanh sứ hoa mai còn là nơi cư trú của nhiều loại sinh vật có lợi như: azoo, stability, stress zyme, vi sinh bột relive … từ đó loại bỏ và phẩn hủy được các bã thải hữu cơ và cung cấp một số vi chất giúp chất lượng hồ cá, bể cá được trong sạch.
h. Crystal Bio: là một vật liệu lọc (gốm hoặc sứ) được tạo qua từ quá trình đốt cháy hỗn hợp chất thủy tinh và chất tạo bọt ở nhiệt độ cao (trên 900 độ). Cấu trúc của chúng xốp và nhẹ, cho phép vi khuẩn hiếm khí phát triển trong đó. Đây còn là một chất kiềm nhỏ có thể giúp ổn định độ pH trong nước khi nuôi các dòng cá Koi, cá rồng. – Tính năng ưu việt của Crystal Bio:
+Kích thước từ 10 – 50 mm
+Trơ về mặt hóa học – không bị tác động bởi các chất hữu cơ
+Rất nhẹ, có thể nổi trên bề mặt nước mà vẫn làm sạch được nguồn nước.

*Trong cuộc sống mỗi chúng ta có một tính cách, một lối sống riêng. Do đó phong cách hồ cá Koi cũng phụ thuộc vào sở thích của từng người. Thông thường sẽ có 3 phong cách:
-Hồ cá Koi theo phong cách tự nhiên: +Đã nói là phong cách tự nhiên thì có nghĩa hồ cá koi sẽ được thiết kế làm sao hài hòa với thiên nhiên nhất. Nhìn vào hồ cá chúng ta sẽ thấy giống như tác phẩm của thiên nhiên ban tặng. Mọi thứ đều rất gần gũi và thân thiện. Nó có thể được thiết kế theo kiểu hoang dã hay kiểu ao làng…
+Mọi tiểu cảnh xung quanh hồ đều thân thiện, hài hòa nhất. Chúng tạo cảm giác như không có tác động của bàn tay con người. Với hồ cá koi phong cách tự nhiên giúp không gian của bạn vô cùng xanh mát. Nếu gia chủ yêu thiên nhiên không thể bỏ qua phong cách này.
-Hồ cá Koi theo phong cách hiện đại: +Phong cách hiện đại cho hồ cá koi ngoài trời rất được yêu thích hiện nay. Nó mang đến nét đẹp của sự tinh tế, sang trọng và đẳng cấp. Hồ cá koi hiện đại rất hợp phong thủy, đem lại nhiều may mắn. Phong cách này phù hợp với mọi thiết kế nhà ở. Đặc biệt nó có rất nhiều các sự chọn lựa khác nhau.
+Với phong cách này của hồ cá koi bạn có thể chọn lựa mẫu hồ theo ý muốn. Hình tròn hay hình oval, hình uốn lượn cực kì được yêu thích. Nó rất chú trọng đến sự đối xứng và cân bằng. Ở hồ cá được trang trí với sự phóng khoáng, hiện đại. Nhiều tiểu cảnh xung quanh hồ, có thêm đèn led, đèn chiếu sáng… Nói chung gia chủ có thể thỏa sức sáng tạo, trang trí theo ý muốn của mình.

*Vạn Niên Tùng
– Loài cây đặc trưng của sân vườn hồ cá Koi: Vạn niên tùng thuộc họ Podocarpaceae (Thông tre), có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc và Myanmar, mang ý nghĩa tốt đẹp về phong thủy trong các thiết kế sân vườn chuyên nghiệp. Cây vạn niên tùng có tên khoa học là Podocarpus chinensis và có tên gọi khác là cây tùng la hán. Là một trong những loại cây được yêu thích trong thiết kế sân vườn, khuôn viên, resort cao cấp, đền, chùa…
-Đặc điểm:
+Thân cây: là loại cây thân gỗ lớn, vỏ cây màu nâu thường xù xì, có nhiều vứt nứt ngang dọc tạo thành các vảy trên thân cây. Cây có thể cao đến 20m, dáng hẹp, cổ xưa và phong nhã
+Lá cây: lá hình kim hẹp, dài và thuôn nhọn ở đỉnh, gốc có cuống ngắn, màu xanh bóng ở mặt trên và hơi xám ở mặt dưới, mọc cách dạng uốn xoắn. Lá non có màu xanh nhạt và chuyển đậm khi về già.
+Hoa: có màu trắng, đơn tính. Hoa đực có đầu trụ dài mọc lẻ ở đầu cành, hoa cái có lá bắc và lá nõn dính vào nhau. Thường nở vào tháng 5.
+Quả: thường có hình cầu tròn có màu xanh khi còn non và chuyển nâu khi quả già, hình dáng giống như pho tượng La Hán nên được gọi là cây Tùng la hán. Quả thường thu hoạch vào tháng 11-12 âm lịch
-Ý nghĩa phong thủy:
+Mang lại may mắn và bình an: Vạn niên tùng với ý nghĩa trường tồn, may mắn và bình an. Quả có hình dáng giống bức tượng la hán, tượng trưng cho người quân tử, học rộng tài cao nên rất được coi trọng trong đời sống tâm linh của đạo Phật. +Sự phồn vinh và thịnh vượng: mang vẻ đẹp phong trần, mạnh mẽ, thể hiện trong sức sống bền bỉ. Biểu tượng cho sự kiên tâm, giữ vững phẩm chất của mình trước phong ba bão tố. Vì thế trong phong thủy, vạn niên tùng được người đời xem như loài cây mang lại sự phồn vinh và thịnh vượng cho gia chủ.
+Tài lộc và trường thọ: Tùng la hán được xem là loại cây quý tộc, biểu hiện sự giàu sang, phú quý. Ngoài ra, cây Tùng la hán còn mang lại sức khỏe dẻo dai, trường thọ cho gia chủ bởi cây có tuổi thọ cao, khả năng sống mãnh liệt
+Thể hiện khí phách người anh hùng: tùng la hán khi được tạo dáng càng thể hiện được vẻ đẹp phong trần, phóng khoáng và mạnh mẽ. Vì thế, tùng la hán thường được ví như vị anh hùng – uy phong, dũng mạnh, khí phách oai hùng.
-Cách chăm sóc cây:
+Ánh sáng: Vạn niên tùng là loài cây ưa sáng với cường độ ánh sáng mạnh, biên độ lớn nhưng cũng thích nghi được với môi trường bóng râm. Tuy nhiên, sống trong bóng râm lâu ngày sẽ khiến cây bị yếu cành, lá không xanh tốt và tán thưa. Vì vậy, hãy đặt vạn niên tùng tại nơi có ánh sáng để cây dễ dàng quang hợp và luôn xanh tốt.
+Nhiệt độ: Vạn niên tùng là loại cây ưa nhiệt độ ấm, thích hợp với nhiệt độ từ 25 – 28 độ C. Do là loại cây có sức sống rất bền nên chịu lạnh và chịu nóng tốt, tuy nhiên vào mùa đông cây thường cằn cỗi hơn nhưng vẫn phát triển được.
+Độ ẩm: Tuy là giống cây chịu hạn tốt nhưng vạn niên tùng cũng cần được cấp nước để cung cấp đủ độ ẩm cần thiết cho cây xanh bóng, không bị rụng lá. Vào mùa đông, không cần tưới nước thường xuyên cho cây, tưới nhiều khiến rễ cây dư nước dễ bị úng.
+Đất trồng: Vạn niên tùng thích hợp với những loại đất trồng có thành phần cơ giới nhẹ, thường lấy đất bùn dưới ao phơi khô và đập nhỏ để trồng. Sau khi trồng không nên để đất quá khô hay quá ẩm sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
+Bón phân: Nên bón phân đạm là chủ yếu, bón nhiều lần trong năm và không nên bón quá nhiều cùng một lúc.
Chú ý: khi chuyển chậu cần đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho cây. Nên trộn đất với phân hữu cơ đã hoai mục với tỉ lệ 20- 30% phân hữu cơ, 30%vỏ trấu và 40-50% xơ dừa.
+Phòng trừ sâu bệnh: Vạn niên tùng là loài cây đẹp và có giá trị cao, vì vậy việc phòng trừ sâu bệnh cho cây là vô cùng quan trọng. Không một ai muốn cây tùng trị giá cả tỷ đồng của mình “lăn ra” chết cả.
Về cơ bản, sâu bệnh chính là kẻ thù của tất cả các loại cây trồng. Do đó, cần chú ý quan sát và chăm sóc cây, đặc biệt khi cây ra đọt non cũng như mùa hè nóng ẩm dễ sản sinh ra nhiều sâu bệnh gây hại, từ đó có những biện pháp phòng bệnh cũng như chữa bệnh kịp thời cho cây.
Một số loại sâu bệnh thường gặp đối với cây vạn niên tùng như: trùng vỏ cứng, đốm lá, rầy mềm, rệp sáp đỏ, bệnh nhện đỏ…
Nếu phát hiện cây xuất hiện sâu bệnh, cần ngắt hết lá có hiện tượng úa do bị sâu bệnh phá hoại và phun thuốc đặc trị kịp thời cho cây để tránh lây lan.

-Hồ cá Koi phong thủy là một vật trang trí mang đến vẻ đẹp tự nhiên và có ứng dụng rất cao trong phong thủy để mang lại tài lộc, sự thịnh vượng của ngôi nhà của bạn. Do đó kiểu dáng, số lượng cá và vị trí để đặt hồ cá là điều hết sức quan trọng *Những tiêu chuẩn về hồ cá phong thủy:
a.Đảm bảo sự cân bằng về ngũ hành: bởi sự xuất hiện đầy đủ ngũ hành sẽ có tác dụng bổ trợ lẫn nhau để mang lại nguồn sinh khí dồi dào cho ngôi nhà của bạn. Với các yếu tố như:
+Năng lượng Thủy luôn ôn nhu, hiền hòa được hình thành từ nước trong. Song bạn luôn luôn giữ nước trong hồ cá sạch sẽ để tránh phát sinh tà khí +Những khoáng chất trong đá, sỏi cát tạo ra năng lượng Thổ, chúng tượng trưng cho sự ổn định, bền vững
+Ngược lại nó là năng lượng Mộc, tượng trưng cho sự phát triển, vươn lên mạnh mẽ được hình thành từ trong các loài thực vật thủy sinh trong hồ
+Năng lượng Hỏa là màu sắc của cá và hệ thống đèn chiếu sáng
+Năng lượng Kim là các vật liệu cấu tạo nên hồ cá, ngoài ra nắng lượng kim cũng có thể hình thành từ màu sắc của các loại cá trong hồ
b.Vị trí đặt hồ cá phong thủy: một hồ cá phong thủy ngoài việc đảm bảo các yếu tố trong ngũ hành ra thì cần đảm bảo về vị trí hồ cá nữa. Tuy nhiên vị trí đặt cũng còn tùy vào cung mệnh số của mỗi người, nhưng cũng có một vài vị trí “đắc địa” trong nhà mà khi đặt hồ cá Koi sẽ có tác dụng điều hòa âm dương và mang lại nhiều tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ. Với một số hướng đặt phong thủy như sau:
+Thuộc hành Thủy: hồ nuôi hướng Bắc
+Thuộc hành Thổ: hồ nuôi hướng Đông Bắc, Tây Nam
+Thuộc hành Mộc: hồ nuôi hướng Đông Nam, Đông
+Thuộc hành Hỏa: hồ nuôi hướng Nam
+Thuộc hành Kim: hồ nuôi hướng Tây, Tây Bắc
-Những vị trí nên tránh đặt hồ cá Koi:
+Không nên đặt ngay ngoài cửa, sát trần nhà hay đối diện với bếp. Đây là những điểm kiêng kỵ trong phong thủy
+Tuyệt đối không được đặt hồ cá gần nơi thờ cúng hay tượng tam tài sẽ phạm vào điều tối kỵ trong phong thủy “Chính thần hạ thủy”. Và không nên đặt hồ cá phong thủy trong phòng ngủ hay dưới bếp nhắm tránh phát sinh luồng khí không mong muốn.
c.Hình dáng hồ Koi và kích thước hồ hợp phong thủy:
+Hình tròn (ngũ hành tượng trưng cho Kim, Kim sinh Thủy) rất tốt nên chọn +Hình chữ nhật (ngũ hành tượng trưng cho Mộc) tương sinh nên chọn
+Hình lục giác (ngũ hành tượng trưng cho Thủy) Nên
+Hình vuông (ngũ hành tượng trưng cho Thổ) Thổ khắc Thủy Không nên
+Hình các gọn nhọn ( tam giác, ngũ giác,….ngũ hành tượng trưng cho Hỏa) Không nên
-Một số lưu ý về kích thước hồ cá Koi:
+Không nên to quá so với diện tích phòng khách sẽ không tốt. Nó sẽ tụ khí mà “nhân khí” bị hút mất, độ ẩm trong phòng tăng cao ảnh hưởng sức khỏe
+Hồ cá quá cao quá phạm “lâm đầu thủy” – bể đứng cao ngang đầu; bể đặt trên bàn khách cao ngang đầu người ngồi sẽ không tốt cho gia chủ

Có lẽ đây là câu hỏi của hầu hết người chơi khi có nhu cầu xây dựng hồ cá Koi. Chi phí xây dựng hồ cá Koi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích hồ to hay nhỏ, hệ thống lọc khỏe hay bình thường, vật liệu xây dựng tốt hay bình thường và đặc biệt nó phụ thuộc vào tài chính, độ chịu chơi , chịu chi của gia chủ.

CÂU HỎI VỀ BỆNH CÁ KOI

– Cá bơi lội thất thường: là một trong những triệu chứng đầu tiên cho biết cá đang bị bệnh. dáng cá bơi như bị “say”, bơi vòng trong hoặc bị trôi dạt không định hướng. Cá có thể bị chìm xuống đáy bể hoặc không thể tự làm nổi bản thân. Khi cá mất khả năng bơi hoặc nổi bụng thì lúc đó vấn đề đã trở nên trầm trọng hơn.

– Cá thở nặng nề: cá hô hấp không bình thường, thở có vẻ nặng nề đây là một dấu hiệu nguy hiểm không được coi nhẹ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bởi vấn đề về sức khỏe hoặc mooi trường nước của cá không đảm bảo. Nên kiểm tra hệ thống sục khí và phải luôn giữ cho nước trong sạch. Nếu mọi chuyện vẫn không tốt hơn thì chắc rằng cá của bạn đã bị bệnh. Mỗi loài cá khác nhau có nhịp hô hấp của cá để phân biệt khi cá có biểu hiện hô hấp khác thường. Các tấm (lá) mang của cá khỏe mạnh thường có màu hồng tươi, các tơ mang rời nhau. Khi mang cá chuyển sang màu nhợt nhạt là cá có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

– Cá bỏ ăn: cá chán ăn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc có thể do bạn thay đổi đột ngột thói quen (giờ cho ăn) của cá. Cá có thể ngừng ăn hoàn toàn khi mắc bệnh hoặc cũng có thể tự nhiên cá ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường hay chỉ ăn một loại thức ăn nhất định. Cá bị bệnh có thể nuốt miếng ăn vào miệng sau đó lại nhả ìra ngay. Một nguyên nhân nữa dẫn đến cá bỏ ăn có thể là do bị táo bón. Bệnh này sẽ gây trướng bụng cá và có thể làm cá chết.

– Hình dáng cơ thể cá Koi bất thường: quan sát cá mỗi ngày không chỉ là cách thư giãn mà còn giúp bạn kiểm tra và phát hiện những thay đổi hình dáng của cá như: rụng râu, rách vây, đuôi, các vết rách….Khi thấy cá sưng bụng cũng có thể là điều tốt nếu như đó là cá cái đang mang trứng nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu cá bị bệnh táo bón hoặc bị nhiễm ký sinh trùng nội bộ và nhiễm trùng do vi khuẩn.

– Mặt nước hồ Koi xuất hiện váng, bọt khí lâu tan và mùi hôi tanh: Khi cá Koi bị bệnh sẽ  dấu hiệu Mất chất nhờn / lớp lông nhờn (trên da) cá Koi, chất nhờn này sẽ nổi trên mặt nước sinh ra váng và có mùi tanh.

-Bệnh trùng mỏ neo:
+Cá Koi cạ mình vào thành bể hoặc các vật dụng trong bể vì ngứa ngáy, thậm chí chảy máu, trầy xước da
+Bơi chậm, kém ăn, cơ thể gầy yếu
+Vết thương tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh khác
+Nếu trùng mỏ neo ký sinh ở miệng sẽ làm miệng cá sưng, khó ăn, bỏ ăn

-Bệnh rận nước:
+Trên thân, mang và vây cá Koi có đốm màu nâu đen như nốt ruồi. Dễ dàng quan sát bằng mắt thường
+Cá Koi ngứa mình, cạ mình
+Hình thành vết loét to hoăc nhỏ vì số lượng rận tấn công. Vết loét lớn dần gây nhiễm trùng nếu không điều trị sớm
+Bơi lảo đảo, chậm chạp
+Kém ăn, bỏ ăn, trơ đầu nếu bị rận bám lâu ngày

-Bệnh sán da và sán mang
+Cá bị ngứa ngáy, cạ mình nhằm rũ bỏ sán ra khỏi cơ thể. Thậm chí co giật hoặc nhảy khỏi mặt nước do ngứa
+Dáng bơi siêu vẹo, lạng lách, không thẳng
+Sán hút máu gây vết loét, tổn thương, thủng mang cá. Nếu không điều trị sớm có thể chết cá

-Bệnh xù vảy:
+Thân cá sưng phồng như quả bóng, vảy xù lên
+Mắt sưng, hốc mắt sưng
+Hoạt động bơi lội kém, chậm, thậm chí mất khả năng bơi lội nếu bệnh trở nặng +Màu sắc trên da cá bị mờ
+Nhút nhát, kém ăn, bơi gần nơi có nhiều oxy như trên mặt nước, thác nước… ——Thối đuôi:
+Phần đuôi cá bị sưng viêm, sứt sẹo, bong tróc
+Cơ thịt phần đuôi thối rữa, chảy máu, rỉ máu, hoại tử nếu tình trạng bệnh nặng +Phần gốc đuôi sung huyết, vây cá xòe rộng

-Bệnh nấm mang:
+Mang xuất hiện đốm đỏ, đốm trắng và tiết nhiều dịch nhờn
+Hô hấp khó khăn và có xu hướng bơi về dòng nước dầu nguồn hoặc chỗ thác nước, suối nước để hít oxy
+Bỏ ăn, bơi lờ đờ

-Bệnh đốm trắng:
+Vây, da và mang cá xuất hiện nốt hoặc đốm màu trắng có kích thước như hạt cát và lan ra toàn bộ cơ thể
+Da cá tiết nhiều chất nhờn
+Mô mang bị tổn thương ảnh hưởng đến việc lấy khí oxy để hô hấp của cá
+Da xỉn màu, nhút nhát, bơi tách đàn, kém ăn, bỏ ăn

-Nguyên nhân phổ biến khiến cá Koi bị mất màu:
+Chất lượng nước kém
+Dinh dưỡng kém (thức ăn chất lượng thấp)
+Căng thẳng, cá bị stress
+Động vật ăn thịt tấn công
+Bị thương, ký sinh trùng hoặc bệnh tật
+Thay đổi nhiệt độ nước
-Có 1 vài trường hợp khi cá Koi lớn lên chúng sẽ thay đổi màu sắc và hoa văn, một số con có thể chuyển từ hoa văn loang lổ khắp mình sang một tông màu khác sau một vài năm. Đây là điều bình thường và bạn không thể kiểm soát được, mặc dù đôi khi bạn có thể đưa ra dự đoán bằng các dự đoán bằng cách tìm hiểu dòng cá trước khi mua.

-Khi phát hiện cá Koi bị bệnh, đầu tiên cần phải quan sát các dấu hiệu trên thân cá, dáng bơi của cá… để nhanh chóng xác định cá đang mắc bệnh gì. Mỗi bệnh sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau

-Sau đó, bạn cần tách cá bị bệnh ra thau hoặc cách tank nhựa riêng để tránh lây bệnh cho những con cá khác trong bể. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý xe quá trình chăm sóc cá: thay nước , cho cá ăn đã đúng quy cách chưa. Trong trường hơp nước bẩn thì cần nhanh chóng xử lý nguồn nước bằng hệ thống lọc để đảm bảo nguồn nước sạch cho cá sinh trưởng và phát triển tốt

-Trong trường hợp bạn mới nuôi cá, chưa có kinh nghiệm chữa bệnh cho cá thì cần nhanh chóng tìm đến bạn bè, những người có kinh nghiệm để nhờ giúp đỡ. và tốt hơn hết bạn nên gọi điện hoặc tìm đến các đơn vị, showroom hay các trại bán cá Koi chuyên nghiệp, uy tín. Tại đây sẽ có những người có chuyên môn kỹ thuật am hiều về các bệnh cá koi thường gặp, có các loại thuốc chuyên để xử lý bệnh cá Koi

-Để có thể phòng tránh bệnh cho cá koi hiệu quả nhất thì bạn cần biết được nguyên nhân chính khiến cá koi bị mắc bệnh. Phần lớn nguyên nhân gây bệnh cho cá Koi là do nguồn nước nuôi không được đảm bảo
-Trong hồ nuôi cá Koi nhà bạn có rất nhiều vi sinh vật độc hại phát triển dẫn đến các bệnh ở cá koi. Nó phát triển phần lớn là do thức ăn dư thừa và phân cá có ở trong hồ. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do:
+Không có hệ thống lọc nước hồ cá koi hoặc có nhưng không đúng kỹ thuật +Thiết bị lọc hoặc phụ kiện lọc nước không đúng quy chuẩn
+Không xử lý vi sinh và các sinh vật từ ban đầu
+Lưu lượng lưu thông nước cũng như lực đẩy không đủ để tống các chất thải ra ngoài
-Biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất lúc này đó chính là trang bị bộ lọc nước hồ cá Koi để cải tạo và vệ sinh nguồn nước dành cho toàn bộ khu thủy sinh trong hồ, giúp cho việc lọc nước sạch hơn, mặt hồ thông thoáng hơn. Bộ lọc nước có tác dụng:
+Lọc sạch được toàn bộ phân, thức ăn thừa và các tạp chất trong hồ
+Tạo dòng chảy vừa đủ kích thích cá Koi bơi lội giúp cá tăng trưởng nhanh, giữ body đẹp
+Giúp loại bỏ vi sinh vật có hại trong hồ
+Cải thiện đáng kể môi trường nước, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức chăm sóc hồ đồng thời giữ độ pH ổn định
-Ngoài ra bạn cũng cần chú ý cho cá koi ăn, chỉ nên cho cá ăn lượng thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa. Khi bắt cá về cần kiểm tra thật kỹ cá trước khi thả vào để tránh lây những con cá khác trong hồ

-Thực chất cá Koi là cá chép nên đặc tính giống như cá chép. Cá Koi rất dễ nuôi tuy nhiên cách chăm sóc cá Koi đòi hỏi sự tỉ mỉ và bạn cần phải hiểu về chúng. Nếu bạn không hiểu về cách nuôi, cách chăm sóc cá Koi của bạn rất dễ bị bệnh.Có câu nói là ” Chơi nước trước khi chơi cá”. Do vậy để việc đảm bảo sức khỏe cho cá Koi thì chất lượng nước là những điều mà người chơi phải quan tâm hàng đầu.

-Cá Koi không thẻ tự sản xuất ra khoáng chất vì vậy cá Koi phải nhận khoáng chất từ bên ngoài. Điều này có nghĩa là chỉ có 2 nguồn khoáng chất cho cá Koi: thức ăn và nước
-Để có sự tăng trưởng và phát triển màu sắc cho cá cần chọn thức ăn chất lượng cao, cung cấp nhiều vitamin & khoáng chất mà cá Koi cần. Vậy nên không nên bỏ qua việc bổ sung khoáng chất vào nước vì đây là nguồn khoáng chất rất quan trọng được cá hấp thụ trực tiếp qua da và mang một cách dễ dàng. Nước trong hồ Koi thông thường thiếu chất khoáng
-Có 3 cách để bổ sung được vitamin & khoáng chất cho cá Koi:
+Cho ăn thức ăn chất lượng của Vikoi Food
+Thay nước thường xuyên
+Thêm vitamin & khoáng chất
*Sản phẩm Vi-Multivit: Vitamin tổng hợp giúp cá đẹp màu, mau lớn, giảm stress
-Công dụng sản phẩm:
+Vi-Multivit được phối hợp trộn theo công thức đặc biệt nhằm mục đích loại bỏ tình trang cá Koi chậm phát triển, dị hình, mỏng vây, mỏng đuôi
+Tăng sức đề kháng, chống sốc, giúp cá luôn khỏe mạnh, ăn nhiều, giảm nguy cơ phát sinh bệnh
+Kích thích hệ tiêu hoa, hệ miễn dịch, hệ miễn nhiệm
+Giúp cá Koi phát triển và ổn định màu sắc nhanh, cá mau lớn
-Hướng dẫn sử dụng: + Tạt vào nước 2ml/1m3 nước. Sử dụng 2-3 lần/tuần.
+Cho ăn 3ml/1kg thức ăn. Cho ăn 2-3 lần/tuần.
+Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa sử dụng 1 lần/ngày. Dùng liên tục 7 ngày.
+Hòa sản phẩm với lượng nước vừa đủ rồi trộn đều vào thức ăn, để ráo trước khi cho ăn.
-Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh nắng trực tiếp.

*Nguyên nhân khiến cá Koi nhảy ra khỏi nước
-Do chất lượng nước:
+Khi cá Koi phát triển mạnh trong môi trường tự nhiên, giống như hồ ngoài trời của bạn, bạn có thể nghĩ rằng điều kiện nước sẽ luôn phù hợp và thiên nhiên sẽ tìm cách khắc phục bất kỳ sự mất cân bằng nào
+Tuy nhiên, sự thật là bạn phải thực sự nhúng tay vào và tự mình kiểm tra xem chất lượng nước trong ao của bạn có tốt hay không
+Trước hết, rõ ràng là nước trong ao của bạn có thể chứa clo và cloramin. Hai loại hóa chất này rất độc hại đối với cá Koi của bạn. Ngay cả khi bạn xử lý nước mà bạn sử dụng trong ao của mình trước đó, sẽ luôn có một số dấu vết của những hóa chất này
+Trên thực tế, ngay cả khi nồng độ thấp của các hóa chất này, cá Koi của bạn vẫn có thể phát hiện ra độc tính của chúng bằng cách sử dụng mang
+Đổi lại, chúng sẽ tiếp tục nhảy trong ao của mình để tránh gặp nạn. Điều này tương tự cũng xảy ra đối với sự tích tụ cacbon monoxit và amonoic trong nước +Hai chất hóa học này được tạo ra trong nước do chất thải của cá Koi cũng như các quá trình hằng ngày của các sinh vật sống khác trong ao
-Do thiếu oxy
+Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu giải thích tại sao cá Koi khỏi nước. Tất nhiên, nếu không có đủ oxy, chúng sẽ cố gắng hết sức để ngoi lên mặt nước để lấy một ít. Điều này có thể do sự tích tụ của hóa chất trong nước hoặc hệ thống lọc bị lỗi
+Chúng ta đã thảo luận về các vấn đề carbon monoxide và amoniac và những gì nó gây ra cho cá Koi của bạn, nhưng bây giờ bạn thấy rằng nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của nước mà còn cản trở việc bổ sung oxy thích hợp
+Ngoài ra, hệ thống lọc bị lỗi có thể khiến mức nitrat trong ao của bạn tăng đột biến. Nitrat là kết quả của quá trình nitrat hóa amonic của hệ thống lọc. Hóa chất này vẫn nguy hiểm nhưng nó ít độc hơn một chút so với amoniac
+Tuy nhiên, hệ thống lọc của bạn phải có thể loại bỏ nitrat. Nếu có quá nhiều, nó cũng có thể làm giảm lượng oxy trong ao của bạn. Sự tồn tại của hóa chất này cũng cản trở quá trình hấp thụ khí cacbonic của thực vật
+Ngược lại, cây cối sẽ không giải phóng oxy một cách hiệu quả, điều này sẽ càng thúc giục cá Koi của bạn tìm kiếm một nguồn oxy khác
-Do sức khỏe của cá Koi:
+Bạn nên hỏi những câu hỏi này nếu hai nguyên nhân mà chúng ta đã thảo luận trước đây không phải là vấn đề: Cá Koi của bạn có khỏe mạnh không? Cá có bị nhiễm virut, nhiễm vi khuẩn hay ký sinh trùng không? Bạn có thêm cá Koi mới vào hồ không? +Bất kỳ câu hỏi nào trong ba câu hỏi đó đều có thể giải thích tại sao cá Koi của bạn lại nhảy ra khỏi nước? Trước hết, nếu cá khỏe mạnh thì mọi thứ sẽ tốt. Bạn chỉ có thể đổ lỗi cho hành vi nhảy của cá là do quá sức
+Mặt khác, nếu bạn biết rằng một hoặc hai con cá Koi của bạn bị bệnh và bạn đột nhiên nhìn thấy những con cá khác nhảy trong hồ, chúng chỉ đơn giản là đang thừa nhận sự thật rằng một hoặc nhiều con trong hồ bạn bị bệnh
+Cuối cùng, nếu bạn thêm cá Koi mới vào hồ, bạn có thể nhận thấy rằng cá Koi của bạn sẽ nhảu trong hồ. Đây là hành vi tự nhiên vì chúng chỉ đơn giản là ngạc nhiên trước sự xuất hiện của những chú Koi khác
-Do hàng vi tự nhiên của cá:
+Hy vọng rằng đây là nguyên nhân khiến cá Koi nhảy khỏi nước của bạn tiến thoái lưỡng nan vì nguyên nhân này rõ ràng là vô hại. Khi những con cá Koi của bạn đuổi theo nhau, sẽ có lúc chúng nhảy khỏi ao
+Hơn nữa nếu là mùa giao phối, chúng có thể cư xử một cách thất thường và có thể khiến chúng nhảy lên khi đánh nhau. Ngoài ra, có thể thích ăn thức ăn tự nhiên như bọ và ruồi nên đôi khi chúng sẽ nhảy để bắt những con côn trùng đó
*Làm thể nào để cá Koi ngừng nhảy?
-Xử lý nước
-Kiểm tra Amoniac và nitrat
-Kiểm tra hệ thống lọc của bạn
-Nếu có cá bị bệnh trong hồ thì bạn nên tách ra khỏi những con cá Koi còn lại để không lâu nhiễm sang cá khác
-Cung cấp lưới hoặc rào chắn xung quanh hồ

CÂU HỎI VỀ THỨC ĂN CÁ KOI

Cá koi là loài ăn tạp tuy nhiên nếu bạn muốn cá Koi của mình có một màu sắc, body của cá phát triển đẹp thì bạn nên cho cá Koi ăn các loại cám chuyên dụng dành cho cá Koi.

-Protein( chất đạm) là thành phần chính cấu tạo nên cơ thể cá koi, đóng vai trò chính trong sự thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào mới, sửa chữa các mô cũ bị hư hỏng do lão hóa hoặc do vết trầy xước, nó đồng thời cũng là một thành phần cung cấp năng lượng Koi, cá Koi chỉ tăng trưởng tốt khi cá được nuôi dưỡng với thức ăn có chứa đủ protein
-Carbohydrate ( chất đường bột ) là nguồn cung cấp năng lượng cho cá koi, vì cá Koi rất năng động, dễ mệt mỏi, do đó những loại đường thường là thành phần chính của thực phẩm cho cá Koi
-Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao nhất có trong thực phẩm cho cá Koi, chất béo được cá Koi hấp thụ, được lưu trữ trong cơ thể cá và sẽ được sử dụng khi cá bị đói. Nếu thiếu chất béo trong thức ăn chăn nuôi cá Koi, Koi sẽ tăng trưởng chậm, kích thước nhỏ và như vậy sẽ giảm cá cho hạ thân nhiệt và giảm oxy sức chịu đựng, khi mùa đông sẽ gây tử vong. Ngược lại việc bổ sung chất béo quá nhiều sẽ cản trở sự phát triển của các tuyến sinh dục của cá Koi
-Muối vô cơ là những yếu tối chính cấu tạo nên khung xương của cá như calcium phosphate, calcium carbonate. Máu và cơ thể của cá được cấu tạo từ một số tiền chất nhất định của canxi và phốt pho. Canxi trong chế độ ăn uống có chứa một lượng năng lượng nhất định sẽ thúc đẩy cơ thể cá koi tiêu hóa chất béo và giúp hấp thụ phốt pho
-Vitamin rất cần thiết cho sự phát triển của các loài cá chép. Sự thiếu hụt vitamin trong thời gian dài có thể gây ra sự phát triển nghèo nàn, tăng trưởng chậm hoặc ngừng tăng trưởng hoàn toàn, thậm chí gây dị dạng cho cá, giảm sức đề kháng với môi trường bất lợi từ bên ngoài

-Thức ăn tăng trưởng: Nếu như cả đàn cá Koi dường như luôn bơi trên mặt nước thì có thể cá đang bị thiếu oxy hoặc bị ngộ độc nguồn nước và bạn cần phải khắc phục ngay lập tức. Còn nếu như chỉ có một vài con bơi trên mặt nước thì có thể chúng đang dạo chơi hoặc là đang tìm kiếm thức ăn
-Thức ăn tăng màu: Là loại thức ăn hỗ trợ cho quá trình tăng màu của cá koi, thường những người nuôi koi sẽ quan tâm khá nhiều đến quá trình lên màu của từng con, đặc biệt là những loại cá từ 7 tháng tuổi trở lên. Người nuôi thường bổ sung trong thức ăn hằng ngày của cá Koi giúp thúc đẩy quá trình lên màu
-Thức ăn siêu tăng trưởng: Là dòng thức ăn với thành phần đạm cao nhất (>40%), cùng với thành phần dinh dưỡng được nghiên cứu kỹ lưỡng, kích thích cho cá thích thú ăn uống, đồng thời tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt nhất, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, thúc đẩy sự phát triển vượt trội ở cá Koi ở mức tối ưu
-Thức ăn tăng trắng: Giúp cá trắng hơn thường thì cám này các trại cá sẽ sử dụng nhiều hơn
-Thức ăn cân bằng: Là loại thức ăn cơ bản cho cá koi với nucleotide, natto : +Với hàm lượng đạm tốt và cân đối các chất dinh dưỡng, giúp koi tiêu hóa dễ dàng, tăng trưởng, phát triển tối ưu +Bổ sung chất tăng khả năng chuyển hóa chất béo giúp cá Koi giúp hạn chế tình trạng tích mỡ dưới bụng cá koi làm tăng khả năng cá có được dáng chuẩn hơn +Khuẩn hữu ích Natto probiotics sẽ hạn chế chứng khó tiêu và bất ổn của hệ thống đường ruột do ức chế được hoạt động của khuẩn có hại, Natto probiotics trong thức ăn giúp cá koi tiêu hóa tốt hơn và thải ít phân hơn, đồng thời natto probiotics hoạt động như một bộ sinh học-phân giải NH4+, NO2 có trong nước, đem lại môi trường tốt hơn cho cá
-Thức ăn hạt chìm: Thức ăn hạt chìm thường ít phổ biến tại Việt Nam do người nuôi không kiểm soát được thức ăn. Tuy nhiên nó lại khá phù hợp với những vùng xứ lạnh có mùa đông lạnh và tuyết bao phủ, hồ nước thường bị đóng băng. Khi nhiệt độ quá thấp cá Koi sẽ chuyển sang trạng thái ngủ đông, cá có thể hoạt động và sống ở tầng đáy. Những hồ nuôi koi mùa đông muốn duy trì cho koi hoạt động ở trong hồ nuôi ngoài trời, thường sẽ có hệ thống sưởi ấm nhằm ổn định nhiệt độ cho koi, không để nhiệt độ xuống quá sâu
-Thức ăn mùa đông: Vào mùa đông cá Koi ăn ít nên thức ăn và lượng thức ăn cũng giảm hơn so với mùa hè và các mùa khác trong năm. Do đó nên chọn thức ăn có tinh bột vì nó sẽ giúp cá tiêu hóa
-Thức ăn mùa hè: Mùa hè nên cho cá ăn tăng trưởng và tăng màu cá sẽ hấp thụ tốt hơn

-Cá mới nở 3 ngày: Cá Koi khi được 1-2 năm tuổi sẽ bắt đầu sinh sản. Mỗi lần đẻ được khoảng 150 – 200 trứng. Và trứng sau khi đẻ sau 40 – 50 giờ sẽ nở thành con. Cá Koi con sẽ bắt đầu tập ăn trong khoảng 2 – 4 ngày tuổi. Cá chép Koi mới nở được 3 ngày chúng rất yếu, hàm không cứng. Vì thế bạn nên cho các bé ăn những loại thức ăn có kích thước nhỏ, mềm. Ví dụ như: bobo, các sinh vật phù du, lòng đỏ trứng hấp chín hay bột đậu nành pha loãng trong nước,……
-Cá khi được 15 ngày tuổi: Hàm của cá Koi bắt đầu cứng chắc và khỏe mạnh hơn. Vì thế chúng có thể ăn các loại sinh vật giàu dinh dưỡng, đạm để nhanh lớn hơn. Ví dụ như: loăng quăng, giun, trùn huyết ( trùn huyết giàu sắc tố giúp cá Koi lên màu đẹp, tăng trưởng nhanh ) ….
-Cá khi được 1 tháng tuổi: lúc này cá phát triển khá toàn diện. Vì thế ở giai đoạn này có thể cho cá Koi ăn những thức ăn như khi cá Koi trưởng thành. Ví dụ như Cám dành cho Koi, bã đậu, trùn chỉ, trùn quế…..
b. Theo thời tiết, nhiệt độ, mùa trong năm
+Mùa hè: thời tiết nóng, hoạt động trao đổi chất của cá cao do vậy nên cho cá Koi ăn 2 lần/ ngày. Buổi sáng (7-8h)- Buổi tối (5-6h chiều)
+Mùa xuân, thu, đông: khoảng thời gian này thời tiết mát mẻ, cá ít hoạt động nên giảm 30% lượng thức ăn so với mùa hè
-Một số lưu ý cho cá Koi ăn:
+Những ngày mưa: Trong những ngày này nếu hồ cá Koi không có mái che, nước mưa có tính axit sẽ rơi trực tiếp vào hồ làm thay đổi các chỉ số trong nước( độ pH..) một cách đột ngột. Điều này sẽ làm cho cá soook dẫn đến giảm sức đề kháng. Nếu lúc này cho cá ăn sẽ dẫn dễ bị bệnh. Khi hồ bị mưa nên dừng cho cá ăn trong vòng 1-2 ngày để hệ lọc tập trung cho việc cân bằng nước
+Không nên cho cá ăn quá nhiều lần/ ngày: Cho cá ăn nhiều thức ăn thừa nhiều gây quá tải cho hồ và bể lọc, ảnh hưởng đến môi trường sống của cá dẫn đến cá dễ bị bệnh. Hơn thế nữa những chú cá ăn nhiều sẽ béo bụng dẫn đến dáng cá không được đẹp và di chuyển cũng không được mềm mại

-Cá mới nở 3 ngày: Cá Koi khi được 1-2 năm tuổi sẽ bắt đầu sinh sản. Mỗi lần đẻ được khoảng 150 – 200 trứng. Và trứng sau khi đẻ sau 40 – 50 giờ sẽ nở thành con. Cá Koi con sẽ bắt đầu tập ăn trong khoảng 2 – 4 ngày tuổi. Cá chép Koi mới nở được 3 ngày chúng rất yếu, hàm không cứng. Vì thế bạn nên cho các bé ăn những loại thức ăn có kích thước nhỏ, mềm. Ví dụ như: bobo, các sinh vật phù du, lòng đỏ trứng hấp chín hay bột đậu nành pha loãng trong nước,……
-Cá khi được 15 ngày tuổi: Hàm của cá Koi bắt đầu cứng chắc và khỏe mạnh hơn. Vì thế chúng có thể ăn các loại sinh vật giàu dinh dưỡng, đạm để nhanh lớn hơn. Ví dụ như: loăng quăng, giun, trùn huyết ( trùn huyết giàu sắc tố giúp cá Koi lên màu đẹp, tăng trưởng nhanh ) ….
-Cá khi được 1 tháng tuổi: lúc này cá phát triển khá toàn diện. Vì thế ở giai đoạn này có thể cho cá Koi ăn những thức ăn như khi cá Koi trưởng thành. Ví dụ như Cám dành cho Koi, bã đậu, trùn chỉ, trùn quế…..
b. Theo thời tiết, nhiệt độ, mùa trong năm
+Mùa hè: thời tiết nóng, hoạt động trao đổi chất của cá cao do vậy nên cho cá Koi ăn 2 lần/ ngày. Buổi sáng (7-8h)- Buổi tối (5-6h chiều)
+Mùa xuân, thu, đông: khoảng thời gian này thời tiết mát mẻ, cá ít hoạt động nên giảm 30% lượng thức ăn so với mùa hè
-Một số lưu ý cho cá Koi ăn:
+Những ngày mưa: Trong những ngày này nếu hồ cá Koi không có mái che, nước mưa có tính axit sẽ rơi trực tiếp vào hồ làm thay đổi các chỉ số trong nước( độ pH..) một cách đột ngột. Điều này sẽ làm cho cá soook dẫn đến giảm sức đề kháng. Nếu lúc này cho cá ăn sẽ dẫn dễ bị bệnh. Khi hồ bị mưa nên dừng cho cá ăn trong vòng 1-2 ngày để hệ lọc tập trung cho việc cân bằng nước
+Không nên cho cá ăn quá nhiều lần/ ngày: Cho cá ăn nhiều thức ăn thừa nhiều gây quá tải cho hồ và bể lọc, ảnh hưởng đến môi trường sống của cá dẫn đến cá dễ bị bệnh. Hơn thế nữa những chú cá ăn nhiều sẽ béo bụng dẫn đến dáng cá không được đẹp và di chuyển cũng không được mềm mại

-Để nuôi cá Koi mang lại hiệu quả nhất ngoài việc có hồ cá Koi đẹp thì vấn đề lựa chọn thức ăn phù hợp cho cá cũng khá quan trọng trong quá trình chăm sóc cá Koi. Vậy nên cho cá Koi ăn thức ăn dạng viên hay thức ăn tự làm cho cá Koi? Đó cũng là lý do mà bạn cần có hiểu biết để lựa chọn loại thức ăn phù hợp cho cá Koi tránh trường hợp cho cá ăn loại thức ăn mà không phát triển về size và màu sắc.

Nuôi cá Koi là sở thích của nhiều người, nhưng cá Koi có thể nhịn ăn bao lâu cũng là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Vậy cá Koi có thể nhịn đói bao lâu? Không cho ăn trong thời gian dài có ảnh hưởng đến cá không? -Vào mùa hè, cá Koi có thể sống khoảng 2 tuần mà không cần ăn. Chúng có thể sống nhờ vào năng lượng của chúng tối đa 14 ngày, trong thời điểm đó chúng sẽ gặm tảo và bất kỳ vi sinh vật nào dưới đáy hồ. Vào mùa đông, cá Koi có thể bỏ ăn vài tháng khi chúng bắt đang ở trạng thái ngủ đông. Tuy nhiên, để cá phát triển và lên màu một cách tốt nhất thì không nên cho bỏ đói cá

-Một số thực phẩm bạn nên hạn chế không nên cho cá Koi ăn, để đảm bảo sức khỏe và tránh các vấn đề tiềm tàng. Dưới đây là một số loại thực phẩm không nên cho cá Koi ăn:
+Thức ăn gia súc: không nên cho cá Koi ăn thức ăn dành cho gia súc như ngô, lúa mạch và các loại thức ăn giàu tinh bột. Cá Koi không thể tiêu hóa tốt các thành phần này và chúng có thể gây ra vấn đề tiêu hóa và ô nhiễm nước
+Thức ăn làm từ thịt chứa nhiều muối: tránh cho cá Koi ăn ăn các loại thức ăn chứa quá nhiều muối, ví dụ như thịt bò mỡ hay xúc xích, vì điều này có thể gây ra tình trạng nổi mụn trên da cá và gây căng thẳng cho hệ thống thải nước của chúng +Thức ăn chứa phẩm màu nhân tạo: tránh cho cá Koi ăn các loại thức ăn chứa phẩm màu nhân tạo bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến màu sắc tự nhiên của cá và gây hại cho sức khỏe
+Thức ăn quá nhiều: Hạn chế việc cho cá ăn quá nhiều vì nó có thể gây tắc nghẽn đường ruột và gây ra vấn đề về tiêu hóa
+Thức ăn chứa chất độc hại: tránh cho cá Koi ăn các thức ăn chứa chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu hoặc thuốc trừ cỏ vì chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và ô niễm nước

-Để bảo đảm thức ăn, bạn nên đặt túi thức ăn vòa nơi mát mẻ, tránh nơi ẩm ướt có thể làm thức ăn bị mốc. Đậy kỹ túi thức ăn để tránh sự xâm nhập của chuột, chó, mèo có thể căn phá hoặc làm hư hỏng thức ăn
-Nếu số lượng thức ăn quá nhiều, hãy để thức ăn trong tủ mát thay vì tủ đông. Nhiệt độ quá lạnh trong tủ đông có thể sẽ làm mất đi một số vitamin và chất béo trong thức ăn
-Nếu bạn ngửi thấy mùi không ổn hoặc màu sắc bất thường trong túi thức ăn nuôi cá Koi, hãy bỏ ngay lập tức. Đừng tiếc thức ăn mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cá
-Những lưu ý và cẩn thận trong việc bảo quản thức ăn sẽ giúp bạn duy trì chất lượng và độ tươi ngon của thức ăn, đồng thời đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tôt cho cá Koi của bạn

-Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thức ăn để chăm sóc nuôi dưỡng cá Koi của mình với chất lượng tốt nhất mà giá thành phải chăng? Hãy khám phá thức ăn cùng Vikoi chúng tôi nhé
-Hầu như các loại thức ăn cá Koi hiện nay đều nhập khẩu từ nước ngoài. Vikoi chúng tôi tạo ra sản phẩm có giá trị và chất lượng cao cấp nhằm phục vụ tối ưu hóa cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng cá Koi của bạn. Với công thức độc đáo và giàu chất dinh dưỡng, thức ăn của chúng tôi cung cấp đáp ứng tất cả các yếu tố cần thiết để nuôi dưỡng cá Koi của bạn. Chúng tôi đã tận dụng những thành phần tự nhiên và chọn lọc kỹ càng để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho cá Koi của bạn. Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng nguyên liệu tốt nhất và công nghệ tiên tiến nhất để sản xuất thức ăn. Sản phẩm của chúng tôi không chỉ an toàn mà còn dễ tiêu hóa, giúp cá Koi hấp thụ dưỡng chất tối ưu và giảm thiểu chất lượng chất thải
-Thức ăn cá Koi Gaint Weight & Color Enhancer 2 in 1
– Tăng hình thể và màu sắc của Vikoi Food được trộn theo công thức đặc biệt từ những nguyên liệu cao cấp theo công nghệ Nhật Bản, đem lại loại thức ăn thượng hạng cho cá Koi. Hiệu quả mạnh mẽ, đem lại sự phát triển màu sắc bền vững cho cá Koi với giá thành phải chăng chính là ưu điểm nổi bật của thức ăn cá Koi Vikoi Food
-Những ưu điểm nổi bật của thức ăn cá Koi Gaint Weight & Color Enhancer – Tăng hình thể và màu sắc:
+Đây là loại thức ăn tăng màu cá Koi cực nhanh và hiệu quả. Giúp các loại cá sở hữu màu đỏ (Beni) dễ dàng khôi phục hoặc tăng cường màu sắc vốn có như các dòng Kohaku, Sanke, Showa, Benigoi,….
+Công thức đặc biệt giúp cá phát triển tốt về Body và không gây đục, vàng phần da trắng (Shiro)
+Mùi thức ăn rất thơm, điều này được thể hiện rõ nét khi bạn mở bao bì thức ăn ra. Bởi vì thức ăn cá Koi Vikoi Food được trộn với các nguồn Protein chất lượng cao gồm bột cá, bột tôm
+Màu hạt thức ăn cũng rất đẹp, đều hạt, mặt viên mịn. Thức ăn cá Koi Vikoi Food được sản xuất từ nhà máy sản xuất thức ăn cá cảnh với công nghệ sản xuất hiện đại, nên các hạt được sản xuất cực kỳ hoàn hảo
+Chất lượng hạt thức ăn cá Koi Vikoi Food cũng cực kỳ tốt, kết cấu hạt xốp, hạt nổi nhẹ trên mặt nước, không bị rã hạt và tan vào nước. Khi hạt được ngâm nước, hạt thức ăn hấp thụ nước như miếng bọt biển, nổi trên mặt nước trong thời gian dài mà không bị rã quá nhanh, cho phép koi ăn và nuốt rất dễ dàng
+Thức ăn Vikoi Food có vị rất ngon, cá bị cuốn hút và ăn rất nhanh bởi chúng được sản xuất từ nguyên liệu chất lượng cao. Sẽ làm hài lòng cả những con cá kén ăn nhất
+Thức ăn Vikoi Food không làm lan tỏa dầu trên mặt nước, điều mà bạn thường thấy ở các dòng thức thông thường. Bởi nguyên liệu sản xuất từ tự nhiên, với mùi thơm và hương vị tự nhiên, không bổ sung hóa chất tạo mùi, màu nên không gây ra lớp mỡ trên bề mặt sau khi cá ăn
+Phân cá không bị tan ra nhanh chóng. Hút mặt và hút đáy sẽ dễ dàng hút triệt để chất thải, cho môi trường nước được trong hơn
+Không tạo ra mùi khó chịu trong bể lọc, khi thực hiện vệ sinh bể lọc bạn sẽ trải nghiệm điều này rõ ràng nhất
+Với công thức trộn đặc biệt các loại nguyên liệu cao cấp, sẽ giúp cá phát triển nhanh chóng về chiều dài và body mà không gây mất cân đối, xệ bụng hay kết cấu xương kém
-Nguyên liệu sản xuất thức ăn cá Koi Gaint Weight & Color Enhancer 2 in 1
+Tảo Spirulina: có nguồn gốc từ beta-carotene, axit amin thiết yếu, vitamin và khoáng chất. Các hợp chất này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng cường sắc tố tối đa, góp phần làm cho da cá có màu sắc tươi sáng và làn da khỏe mạnh tự nhiên
+Bột nguyễn thể: là nguồn protein chất lượng cao, giúp cá tiêu hóa và hấp thụ một cách hiệu quả làm tăng tốc độ tăng trưởng của chúng. Tạo mùi thơm và các thích, đồng thời cũng chứa Astaxanhthin tự nhiên giúp cá có màu sáng
+Tỏi: tỏi giúp kích thích sự thèm ăn, tăng khả năng tiêu hóa protein, carbonhydrate và chất béo trong hệ thống tiêu hóa
+Bột cá nguyên chất: Thịt cá nguyên chất có chứa protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và carbonhydrate. Thịt cá tạo ra chất béo tốt, đặc biệt là Omega-3, là axit béo không bão hòa có chứa DHA/EPA với khả năng giảm bớt chất béo xấu +Mầm lúa mì: là hỗn hợp có chứa Vitamin cao, phức hợp Vitamin B, Omega-6 và Ceraminde có lợi cho da, ức chế màu vàng và thúc đẩy độ trắng của da cá, giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Do đó giúp cá tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh +Bột gan mực: gan mực là nguyên liệu cung cấp protein cao, chứa DHA và EPA, các axit amin thiết yếu. Giúp cá có thân hình đẹp, đuôi không bị cong, xoắn. Đồng thời tạo thêm mùi thơm đặc trưng, cuốn hút cá

Cá koi - những viên ngọc sống bơi trong hồ, mang trong mình biểu tượng vẻ đẹp, sức mạnh và sự kiên trì của cuộc sống

BÀI VIẾT MỚI NHẤT